- Xem này, chuyện kiểm duyệt hải quân ở Thiên Tân lại trở thành
cáo trạng cho khanh rồi đó.
Thái hậu nói xong liền lấy bút son phê vào bản tấu: “Ngự sử
Chu Nhất Tân vu khống triều đình, đả kích nhân thân nên giáng
chức giảm lương làm gương cho người khác”. Từ đó, trong cung
không ai dám đã động đến Lý Liên Anh nữa.
Tháng 6 năm 1899 (tức năm Kỷ Hợi, đời Quang Tự), cây cỏ quanh
thành và ngoại ô Bắc Kinh đều héo khô chết cả. Ruộng nương
thôn trang đều như bị lửa thiêu úa tàn héo hết. Nhân dân đói khổ,
thiếu ăn thiếu uống, bữa lưng bữa vực, người thì bán vợ đợ con,
người thì đi đào củ mài, rau dại, bóc vỏ cây qua bữa hằng ngày, xác
chết đói đầy đường, tre mồ côi đầy chợ.
Từ Hy Thái hậu là người mê tín thần phật. Trước tình cảnh đó,
Thái hậu cho rằng chắc có gì đắc tội với trời nên ra sức cầu xin
giảm tội. Thái sử Thẩm Bắc Sơn đã mượn cơ hội này để trừ diệt Lý
Liên Anh. Ông nhờ Hộ bộ thị lang Anh Niên trình lên triều đình bản
tấu hưởng ứng phong trào cầu xin giảm tội của Thái hậu. Anh Niên
xem nội dung, thấy bản tấu không hề đưa ra giải pháp nào cho
việc giải quyết cái nghèo, cái khó của dân chúng mà toàn là kể tội Lý
Liên Anh nên đã từ chối không đệ lên triều đình. Thẩm Bắc Sơn
tức quá liền đến Thiên Tân, đem bài viết của mình về Lý Liên
Anh đăng trên một tờ báo của người Tây - báo “Quốc văn” với tựa
đề là: “Một chuyện gần đây của Trung Quốc”, trong đó nêu rõ: “...
Lý Liên Anh trong triều, trên dựa vào Thái hậu, dưới kéo bè kết
phái, hoành hành ngang ngược, uy hiếp nhân dân, là mầm hậu họa
không thể tránh khỏi. Từ xưa đến nay trải bao triều đại Tần, Hán,
Đường, Minh, tai họa hoạn quan không triều nào không có. Hoạn
quan Triệu Cao nhà Tần, Tào Tiết, Trương Nhượng nhà Hán,
Vương Trấn, Uông Trực, Lưu Cận, Ngụy Trung Hiền nhà Minh
đều là người gây tai họa, bức hại nhân dân. Mục đích của chúng là