Xuân tiến hành chống trả. Họ đã đánh bại quân Pháp ở cửa Trấn
Nam. Ngày 4/4 (tức ngày 19/2 âm lịch), đại thần phụ trách ngoại
giao Lý Hồng Chương ký kết “Điều ước đình chiến” với phía
Pháp. Ngự Sử Chu Nhất Tân dâng sớ chủ chiến, triều đình liền
cử Lý Liên Anh đi tuần duyệt hải quân. Đúng lúc đó, các tỉnh Sơn
Đông, Trực Lệ, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến bị nạn lụt lớn. Chu
Nhất Tân liền mượn cớ đó trình lên triều đình một bản tấu
chương:
“Việc tổng quản thái giám Lý Liên Anh theo Thuần Thân vương
phụng chỉ đến Thiên Tân duyệt binh e sẽ gây họa diệt vong như thái
giám được Huyền Tông sủng ái Phúc Triết gây ra cho nhà Đường
thời xưa. Gia pháp triều ta đặt ra rất nghiêm ngặt với bọn hoạn thị.
Trong cung Thế Tông đã lập thiết bài nghiêm chỉnh chấp pháp.
Khi Thánh mẫu Thái hậu buông rèm chấp chính, An Đức Hải đã
mạo danh vì việc công trốn ra ngoài ăn chơi trác táng và đã bị
nghiêm trị theo đúng luật. Nay việc Lý Liên Anh sắp cùng Thuần
vương gia đàng hoàng cờ kiệu đến Thiên Tân tuần duyệt Hải quân
là đề tài bàn luận râm ran trong dân chúng. Đây là điều không thể
xảy ra trong triều đình, đến dân chúng cũng không thể chấp
nhận. Hơn nữa, trong buổi đại lê duyệt quân lại xuất hiện một tên
hoạn quan trên lễ đài thì có còn giữ
được thể chế nghiêm túc của quân đội hay không? Chuyện giám
quân đời Đường không lẽ không có ý nghĩa gì hay sao? Triều ta
pháp chế nghiêm minh, không thể nhắm mắt bỏ qua việc này.
Hoạn thần xưa nay giỏi việc nịnh nọt, chẳng biết việc quân, kéo bè
kết đảng, gây chuyện thị phi, thường là mầm tác yêu tác quái.
Hoàng thái hậu và Hoàng thượng anh minh chẳng lẽ lại bị Lý Liên
Anh lừa gạt?”.
Từ Hy Thái hậu xem xong bản tấu này liền nổi trận lôi đình, sau
đó cười nhạt và đưa bản tấu cho Lý Liên Anh, nói: