CẤM CUNG DIỄM SỬ - Trang 12

Lại nói đến đứa trẻ do Phú Sát thị sinh ra năm đó, không ngờ

thông minh hiểu biết hơn người, hơn một tháng tuổi đã nhìn ra được
sắc diện, tâm tình của đại nhân. Huệ Trưng và Phú Sát thị không
những không ghét bỏ nó, ngược lại yêu thương, coi nó như sợi dây hộ
mệnh cho cả hai vợ chồng. Huệ Trưng ngày ngày đến bộ Lại làm
việc. Thực ra, ông ta cũng chỉ giữ một chức quan nhị đẳng nhỏ nhoi,
trông coi việc ghi chép trong bộ Lại nên công việc cũng chẳng có bao
nhiêu. Huệ Trưng thường về nhà sớm hơn giờ quy định, bước vào
trong nhà, việc đầu tiên là bế con gái một lúc. Bé gái sau khi được
100 ngày tuổi, đã biết gọi bà, gọi mẹ.

Theo tục lệ của người Mãn Thanh, khi đứa trẻ được 7 tháng tuổi,

tức là khi vừa biết bò, cha mẹ sẽ để rất nhiều đồ vật bên lò sưởi,
cho trẻ tự ý cầm. Trong các đồ vật ấy, trẻ cầm vật nào thì sau này
sẽ có thiên hướng về hướng đó. Ví dụ, nếu đứa trẻ cầm vào cái kéo
thì sau này sẽ giỏi việc thêu thùa may vá. Hôm đó, Phú Sát thị để trên
bếp cả giỏ kim chỉ, bút, sách, son phấn, đồ trang sức quý, tiền và
cả một bó hoa lan cho con tự chọn.

Bé gái sau khi được đặt bên bếp sưởi lập tức bò về phía các thứ

đồ. Huệ Trưng, Phú Sát thị cùng bọn a hoàn đứng vây quanh hệt
như xem thi đấu, thấy đứa bé bò thẳng lên phía trước, một tay
nắm lấy hộp phấn, một tay nắm bó hoa lan. Hai vợ chồng Huệ
Trưng và bọn a hoàn cùng cười vang lên, Phú Sát thị nói:

- Sau này đừng có gọi là tiểu a đầu nhé. Nói đến đây, Huệ Trưng

cướp lời:

- Con a đầu nhỏ này về sau chắc chắn thích làm duyên, làm

đẹp, chắc chắn sẽ yêu quý cái đẹp...

Phú Sát thị lại tiếp tục câu nói dở của mình:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.