CẤM CUNG DIỄM SỬ - Trang 13

- Ông xem nó nắm chặt bó hoa lan rồi. Sau này chúng ta sẽ gọi

nó là Lan Nhi nhé.

Bọn a hoàn bên cạnh cũng đồng thanh nói:

- Tên là Lan Nhi hay lắm ạ.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, Lan Nhi cũng lớn dần lên. Huệ

Trưng mời một gia sư đến nhà dạy dỗ cho con. Thầy đặt cho Lan
Nhi một tên hiệu học trò là Ngọc Lan. Mấy năm học hành, Ngọc Lan
đã thay mấy vị thầy dạy, mà tất cả đều do tự thầy xin thôi dạy.
Ngọc Lan mỗi khi được thầy dạy cho một điển cố hay một câu chữ
nào đều hỏi lại đến tận đầu tận cuối làm thầy tắc tị, không
biết trả lời ra sao nữa. Ngọc Lan thường đưa ra những câu hỏi khó,
thầy không tra lời được, thì cứ vặn này vặn nọ, lại còn uốn éo, bẻ
cong những điều đã học được, thực là một đứa con gái học gì bán
nấy, vô cùng giảo hoạt. Các thầy biết Ngọc Lan sinh vào năm Ất
Mùi, tức là cầm tinh con dê, nhưng tính cách của Lan giảo hoạt gấp
hai lần chó sói. Ai cũng nói với Huệ Trưng rằng:

- Lệnh ái thông minh hơn người, bỉ nhân vô cùng kính trọng.

Lúc này, Phú Sát thị đã sinh con gái thứ hai, đặt tên là Uyển

Trinh.

Huệ Trưng vốn là người Bắc Kinh, ông cha ba đời đều làm

quan, tuy không đại hiển quý, nhưng cũng đều thuộc bậc tứ phẩm,
ngũ phẩm. Năm Đạo Quang thứ 14, Huệ Trưng trúng tuyển vào hàm
môn bộ Lại, chuyên lo việc ghi chép. Chức quan tuy nhỏ, nhưng cũng
chỉ có người Mãn mới được làm mà thôi. Huệ Trưng làm việc kề cận
các quan lãnh đạo nên việc thăng tiến cũng nhanh chóng hơn người,
đến năm Đạo Quang thứ 26, đã ngồi đến ghế chủ sự ban văn
tuyển, tháng 2 năm Đạo Quang thứ 29 được Đạo Quang hoàng đế
phong chức nhất đẳng kinh sát. Bấy giờ, Ngọc Lan đã 14 tuổi. Tiếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.