Tự Hoàng đế. Còn Hoàng đế Đồng Trị 19 tuổi thì từ đó chỉ còn là
người của lịch sử mà thôi.
Từ Hy Thái hậu sau đó ban bố một bản chiếu thư giả, nội dung
như sau: “Năm nay (Đồng Trị thứ 13), trẫm mắc bệnh đậu mùa,
khó mà níu lại ở trần gian được. Nghĩ đến chuyện chăm nom dân
chúng là điều quan trọng, nay thông báo cho mọi người được biết
để lo tìm người kế tục ngai vàng. Được ân chỉ của hai cung Thái hậu,
con trai của Thuần Thân vương là Dịch Điềm sẽ kế tục ngai vàng,
sắc phong làm Hoàng thượng. Dịch Điềm hiếu thuận, thông
minh, chắc chắn sẽ thực hiện tốt sự ủy thác này”.
Như vậy, Dịch Điềm được coi là cháu trai của Từ Hy theo họ nội,
thực chất là cháu ruột theo họ ngoại. Hoàng hậu của Đồng Trị là A
Ngư Đặc thị khi biết chiếu thư giả được ban ra, trong lòng tự nói với
mình rằng: “Đây rõ ràng là gạt lừa thiên hạ”. Sau đó, Đồng Trị
được đặt hiệu là Mục Tông. Năm sau chính là năm Quang Tự thứ
nhất.
Quang Tự Dịch Điềm mới bốn tuổi bị cướp ra khỏi lòng mẹ là
phúc tấn của Thuần Thân vương Dịch Huyên. Khi Dịch Điềm vào
cung, Từ Hy liền ra lệnh cấm không cho người nhà vào gặp mặt.
Nếu Dịch Huyên vì việc công vào gặp con trai thì vẫn phải giữ
nguyên lẽ vua tôi, tức là cha gặp con cũng phải khấu đầu hành lễ.
Còn mẹ của Dịch Điềm càng khó có cơ hội gặp con.
Các quan văn võ khi bẩm báo quốc gia đại sư với tiểu Hoàng đế
thì thật đúng như đàn gảy tai trâu. Hoàng đế tuy ngồi trên bảo tọa
nhưng vì quá nhỏ nên phải có người hầu hạ hai bên. Cung Thân
vương Dịch Hân đứng bên trái, Thuần Thân vương Dịch Huyên
đứng bên phải. Các đại thần dâng sớ lên đều do các thân vương đón
lấy. Nếu có việc gì cần khẩu tấu thì đại thần sẽ được lệnh tiến
lên phía trước mấy bước, quỳ xuống rồi tấu hoặc nói với Thái hậu