Cung Dụ đánh gia rất cao, năm đó, khi báo cáo lên Hoàng thượng
về thành tích của Huệ Trưng, đã liệt vào hàng đầu quan lại. Ông ta
đã viết trong bản tấu rằng:
Qua kiểm tra, Huệ Trưng đạo viên đạo Quy Thỏa, sau khi tiếp
quản công việc, tuy mới chỉ vài tháng nhưng tận tâm làm việc, lại kiên
nghị tiếp quản các phòng thu thuế trực lệ, đấy là có công v.v...
Hoàng đế Đạo Quang đã phê liền 4 chữ son “bộ Hộ đã biết”, ý
muốn nói có thể chấp nhận được.
Huệ Trưng tuy được tuần phủ yêu mến nhưng cũng không quen
với gió rét miền Bắc nên thường viết thư về nhà, kể lại nỗi khổ
cực nơi biên cương xa lạnh. Ngọc Lan sau khi đọc thư cha liền gợi ý
mẹ:
- Cha con nếu muốn được rời khỏi Quy Thỏa thì nhất định phải
qua cửa bộ Lại trước đã. Cửa này qua rồi thì việc gì cũng xong hết
mẹ à.
Cả nhà làm theo mưu kê của Ngọc Lan, quả nhiên chỉ tiêu tốn có
300 lạng bạc, mà kết quả thực không ngờ được. Năm Đạo Quang thứ
30, cũng là năm Hàm Phong thứ nhất (1850), tiểu hoàng đế Hàm
Phong khi vừa lên ngôi báu đã hạ chỉ chuyển Huệ Trưng về Ninh
Trì, An Huy giữ chức Thái quảng đạo.
Tuần phủ Sơn Tây là Cung Du nhận được thánh chỉ của Hoàng
thượng với nội dung: “Điều Huệ Trưng đến Vô Hồ, An Huy, giữ
chức Thái quảng đạo”, trong lòng nghĩ thầm “tương lai người này
chắc chẳng tầm thường”, nên đích thân đến thành Quy Hóa chúc
mừng Huệ Trưng. Huệ Trưng được tin ngỡ mình nằm mơ, không
biết thật giả ra sao nữa, nghĩ mãi không hiểu nổi, tại sao Hoàng đế
lên ngôi lại bổ nhiệm ngay mình lên chức trước tiên.