- Xin cha cứ yên tâm, con đảm bảo sẽ trúng tuyển.
Quả nhiên, ngày mồng 8 tháng 2, Lan Nhi được báo đã trúng
tuyển, được Hoàng thượng lập tức phong là Lan Quý nhân. Trong số
những người cùng trúng tuyển khi đó, còn có cả Trinh tần (sau là Từ
An Hoàng hậu). Từ đó có thể thấy Lan Quý nhân sau khi Hàm
Phong lên ngôi không được đứng hàng thứ nhất, thứ nhì, thứ ba mà
chỉ ở hàng thứ tư mà thôi.
Theo các tài liệu còn lại ở phủ nội vụ triều Thanh, bản tấu ngày
28 tháng hai năm Hàm Phong thứ 2 viết: “Ngày 11 tháng hai năm
Hàm Phong thứ 2, Hoàng đế tuyên chỉ: Trân Tần, Vân Tần tiến
cung ngày 27/4; Lan Quý nhân, Lệ Quý nhân ngày 9/5 được vào đại
nội. Khâm thử”.
Huệ Trưng khi biết con gái đã chính thức được phong là “Lan
Quý nhân” rồi, hòn đá nặng trên ngực mới trút xuống được. Thực
ra được làm quý nhân thì cũng chẳng cao sang gì cho lắm, nhưng dù
gì mình cũng có thể xếp vào hàng cha vợ của vua. Được làm tứ đẳng
quốc trượng cũng vinh quang lắm rồi. Trật tự hậu cung nhà
Thanh đã quy định rõ ràng rằng: Sau hậu là phi; sau phi là tần; sau
tần là quý nhân.
Sau một hồi bận rộn đưa con gái vào cung xong xuôi, Huệ Trưng
mới trở về với công việc của mình: sắp xếp đưa cả gia đình đến
Giang Nam, chính thức nhận chức Thái quảng đạo Ninh Trì ở Vô Hồ
vào tháng 7 năm đó. Đạo đó đóng ở Vô Hồ, hạ lưu sông Trường
Giang, có năm phủ và một châu trực thuộc phủ An Khánh, phủ Vi
Châu, phủ Ninh Quốc, phủ Trì Châu, phủ Thái Bình và châu Trực Lệ
Quảng Đức. Như vậy Huệ Trưng cai quản 24 huyện, kiêm luôn cả
chức phụ trách thuế vụ cửa sông Vô Hồ. Vô Hồ thuộc đất Giang
Nam, là vùng đất trù phú, rất phát triển nghề cá và sản xuất lúa
gạo, nên làm quan ở đây khác nào chuột sa chĩnh gạo; làm một Thái