CẤM CUNG DIỄM SỬ - Trang 33

là một tên bán nước cầu vinh bị Kỳ Anh ruồng rẫy, như vậy mà lại
nhận được sự trọng dụng của hoàng đế Đạo Quang.

Ngày 29-8-1842 (năm Đạo Quang thứ 22) Kỳ Anh và Y Lí Bố ký

điều ước Nam Kinh với đại biểu Anh quốc trên một chiếc chiến
hạm của Anh. Điều ước Nam Kinh là Điều ước bất bình đẳng đầu
tiên của lịch sử Trung Quốc thời cận đại.

Trong điều ước tổng cộng có 13 khoản. Nội dung chủ yếu là:

1/ Cắt nhượng đảo Hương Cảng, bồi thường nha phiến, kinh

doanh, quân phí tổng cộng 21 triệu lạng bạc.

2/ Mở cửa năm nơi: Quảng Châu, Phúc Châu, Ma Cao, Ninh Ba và

Thượng Hải làm cửa khẩu thông thương.

3/ Giá thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc nhất

thiết phải do Trung, Anh cùng bàn bạc.

4/ Bãi bỏ chế độ công hành, cho phép thương nhân người Anh và

thương nhân người Hoa tự do buôn bán.

Quyền tự chủ của Trung Quốc trên các phương diện như toàn

vẹn lãnh thổ, thuê quan, tư pháp và lãnh hải cơ hồ đều bị một viên
quan tầm thường của Hoàng đế Đạo Quang đem đi bán hết. Thời
ấy dân chúng có câu ngạn ngữ rằng:“Đạo Quang, đảo quang (đổ
sạch) đạo quang (cướp sạch) dân chúng gặp tai ương”.

Sau khi Đạo Quang mất, con trai thứ tư là Dịch Ninh đăng cơ kế

vị. Đạo Quang hoàng đế có 9 người con tất cả tại sao lại chọn con
thứ tư làm người kế vị? Đó bởi vì Dịch Ninh là con của hoàng hậu,
ngoài ra đều là con của các phi tử.

Sau khi Đạo Quang hoàng đế mất, tân đế đăng cơ. Vị hoàng

đế trẻ tuổi Dịch Ninh này chính là Hàm Phong hoàng đế. Ông ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.