vốn cũng phẫn hận lắm, chấp nhận nếm mật nằm gai, nghĩ cách
làm đất nước giàu mạnh, thế nhưng những điều thương quyền
nhục quốc đáng hổ thẹn của tiên triều nhiều như hoa tuyết. Sau
này ông ta liền kế tục “chí cha”, chiếm cả Tứ Xuân làm của riêng
cho mình. Chuyện kể rằng Từ Hy vào cung năm Hàm Phong thứ 2,
được phong làm Lan Quý nhân, sau đó lại được phong làm Ý Tần.
Thế nhưng toàn bộ tâm trí của hoàng đế Hàm Phong lại đặt cả vào
Tứ Xuân răng trắng như ngà, mắt đen huyền, thân hình yểu điệu
kia. Bởi vì các thiếu nữ người Mãn khi sinh ra không có tục bó chân,
vậy thì làm sao có được nét đẹp dưới viền gấu váy của các thiếu nữ
người Hán? Ý Tần tuy có được vẻ đẹp mĩ miều, sau khi bà ta nhập
cung cũng đã một thời được hoàng thượng sủng hạnh nhưng bà ta vẫn
chưa phải là đối thủ của Tứ Xuân. Với lại trong cung đâu phải chỉ có
mỗi mình Ý Tần? Trong số đó, trước hết phải kê đến hoàng hậu
Nữu Hộ Lộc thị cùng với Vân Tần, Lệ Quý nhân, Uyển Quý nhân,
Dung Thường tại, Hân Thường tại v.v... Dần dần, Hàm Phong
hoàng đế đã quên phắt mất Ý Tần tận ngoài chín tầng mây rồi.
Một hôm, trong lúc vô tình, Hàm Phong hoàng đế dẫn bọn thái
giám đi trên một con đường quanh co uốn khúc đến vườn Viên
Minh đi qua cầu đá, chỉ thấy đền đài lầu các vây quanh vườn hoa
tú lệ năm màu bảy sắc như đi vào tiên cảnh. Hàm Phong ngẩng đầu
lên nhìn ra xa, thấy có một tấm bảng đá lớn, trên đó khảm 4 chữ
lớn rất huy hoàng: “Động thiên thâm xứ”. Đi đến gần tấm bảng
lớn này, thấy cây cỏ xanh tươi, quả là nơi Động Thiên thâm xứ xanh
tươi. Bỗng nhiên từ đâu đó vọng tới giọng hát du dương rất dễ nghe
theo điệu Nam Quốc. Hàm Phong hoàng đế rất mê thanh sắc
liền hỏi bọn nội giám tùy tùng:
- Ai đang hát vậy?
Viên thái giám tùy gia nói: