thần đều biết tường tận, nhưng Thái y muốn tránh lôi ra việc
Hoàng đế lén lút rời cung nên đã dùng phương pháp điều trị bệnh
đậu mùa chữa chạy. Vì thế muốn tìm được hai chữ “giang mai”
trong cái chết của Đồng Trị Hoàng đế thì không bao giờ tìm được.
Sáu giờ chiều ngày 14 tháng 11 năm 1908 tức ngày 21 tháng 10
năm Quang Tự thứ 34, Hoàng đế Quang Tự băng hà. Hôm sau, tức
là ngày 22, đúng một giờ chiều, Từ Hy Thái hậu cũng tắt thở. Từ
Hy Thái hậu trước lúc chết, có hiện tượng gì không? Trong cuốn
“Nội khởi cư chư” của cung đình có ghi:
Từ ngày 16 đến 19 tháng 10, Từ Hy Thái hậu và Hoàng đế
Quang Tự đều không có hoạt động chính trị nào cả. Hằng ngày,
ngoài việc đến thỉnh an Thái hậu một cách máy móc, Hoàng thượng
cũng không đến dùng bữa với Thái hậu nữa. Căn cứ vào kết quả
khám bệnh của Trương Trung Nguyên và Đới Gia Dụ những ngày
cuối thì: Mạch của Thái hậu đã yếu đi, khí độc ở trên làm chướng
dạ dày khiến người rệu rã, miếng khát. Phổi không điều tiết được
không khí, bài tiết liên tục, khí nóng xông vào phổi nên ho liên tục,
mình mẩy đau đớn, lượng ngũ cốc trong người thiếu nhiều nên
chân tay mềm yếu, không có lực, cần phải điều chỉnh âm dương
một cách hợp lý. Sau đó Thái y liền kê một bài thuốc. Tiên thạch
hộc 3 tiền, cát cân 1 tiền 5 phân, đông tang diệp 3 tiền, hàng cúc 2
tiền, tiên thanh 10 quả cắt nhỏ, mạch đông 3 tiền, hà tứ nhục 3
tiền, dương sâm 8 tiền, và 2 lạng gạo tẻ rang dẫn thuốc.
Trước lúc hôn mê, Thái hậu đột nhiên nói lung tung. Trước mắt
ba ta dường như diễn ra một đoạn phim. Đầu tiên là quỷ ảnh của cố
mệnh đại thần Túc Thuận thời Hàm Phong tay xách một chiếc
đầu người đầy máu đến trước mặt ba ta đòi mạng. Sau đó, Đông
Thái hậu Nữu Hộ Lộc thị, Trân Phi lao vào đòi mạng. Còn có số
hồn ma của những đại thần, phi tần, cung nữ, thái giám, cả Đàm
Tự Đồng và những người của đảng Duy Tân v.v..., tất cả những