Đại thần bộ ngoại vụ là Lương Đôn Nhan (nhưng Nhan chưa làm
lễ nhận chức đã bị Hồ Duy Đức thay chân), Phó đại thần là Hồ
Duy Đức Dân, chính đại thần Triệu Bỉnh quân, phó đại thần Ô
Trân; Đô chi đại thần Nghiêm Phục, Phó đại thần Trần Cẩm Đào,
Học vụ đại thần Đường Cảnh Sùng, Phó đại thần Dương Độ; Lục
quân đại thần Vương Sỹ Trân, Phó đại thần Điền Văn Liệt, Hải
quân đại thần Tát Trấn Băng, Phó đại thần Đàm Học Hoành; Tư
pháp đại thần Thẩm Gia Bản; Phó đại thần Lương Khải Siêu; Nông
công thương đại thần Trương Kiển, Phó đại thần Hy Nhan, Bưu
truyền đại thần Dương Sỹ Kỳ, Phó đại thần Lương Như Hão; Lý
phiêu đại thần Đạt Thọ, Phó đại thần Vinh Huân.
Sau khi danh sách đại thần công bố ra, Trương Kiển và Lương
Khải Siêu không tán thành nên không ra nhận chức.
Đầu tiên, Viên Thế Khải nắm chặt quyền lực quân sự trong
mình: điều động Phùng Quốc Chương về kinh; giành lấy cấm
về quân từ tay hoàng tộc, đổi tên thành Củng vệ quân do Phùng
Quốc Chương và Đoàn Chi Quý nắm giữ.
Viên Thế Khải bắt đầu bước thứ nhất tiến công Triều đình
bắt ép giám quốc Nhiếp chính vương Tải Phong từ chức; bước sau
đó, nhằm vào mẹ góa con côi trong hoàng cung ép Long Dụ Thái
hậu dùng công văn tuyên bố rõ ràng việc cho Tải Phong về nghỉ,
không tham gia chính sự nữa. Làm như vậy, Viên Thế Khải đã cắt
bỏ tay chân Thái hậu, khiến Long Dụ thân cô thế cô, muốn kêu
cũng không ai đáp. Long dụ Thái hậu biết vậy, nhưng vì thế lực của
Viên Thế Khải quá lớn, nên không dám trái ý hắn. Nhất cử nhất
động của Viên Thế Khải đều nhằm cả vào Tải Phong. Vì thế Tải
Phong quyết định rời xa chính sự càng sớm càng tốt, về nhà trông
con còn nhẹ nhõm hơn.