này, ông là Công sứ tại Phổ, Toàn quyền tại Ấn Độ (1786-1793). Năm
1795, được bổ nhiệm vào Nội các Anh; giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng;
Tổng trấn Aixơlen (1798). Benedict Arnold (1741-1801): Arnold tham gia
quân đội Lục địa, được phong chức Thiếu tướng năm 1776. Arnold phản
bội lại quân Mỹ trao nộp vùng West Point cho quân Anh. Vụ việc bại lộ
nhưng Arnold may mắn trốn thoát.
1. Bộ luật Các điều khoản Hợp bang: The Articles of Confederation, chủ
yếu do John Dickinson soạn thảo, có hiệu lực từ năm 1781 đến năm 1789,
khi chính quyền Washington được thành lập theo bản Hiến pháp mới cho
đến ngày nay.
2. Robert Morris (1734-1806): Một trong những nhà lãnh đạo quan trọng
của Cách mạng Mỹ, tham gia Đại hội các thuộc địa Khoá 1 và 2, từng ký
tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Ông làm Giám sát Tài chính
cho Hợp bang (1781-84) và có nhiều đóng góp to lớn cho nền tài chính của
cuộc Cách mạng; tham gia hội nghị Annapolis và Hội nghị Lập hiến; là
Thượng nghị sĩ Liên bang (1789-95). Cuối đời do buôn bán thất bại nên
ông bị phá sản và suýt phải vào tù.
1. Adam Smith (1723-1790): Nhà triết học và kinh tế học người Anh nổi
tiếng với tác phẩm 'Sự giàu có của các quốc gia' (1776).
1. Francis Baron (1561–1626): Hiệp sĩ, luật sư, chính khách đồng thời là
nhà triết học lớn người Anh nổi tiếng với các tác phẩm 'Lợi ích của việc
học' (The Advancement of Learning, 1605 và 'Những bài luận văn'
(Essayes) rất nổi tiếng.
2. Gaius Julius Caesar (100 BC–44 BC): Thống chế, chính khách La Mã, là
Tổng tài từ 58-56 (B.C), lập nhiều chiến công lớn, chinh phục xứ Gaules,
sau này bị ám sát. Ông cũng là một sử gia lớn với nhiều tác phẩm viết về
chiến tranh như 'Bình luận về cuộc chiến tranh với người Gaules' và 'Cuộc
nội chiến La Mã'.
3. Venable (1758-1811): Hạ nghị sĩ rồi là Thượng nghị sĩ phe Cộng hoà,
Chủ tịch Ngân hàng Virginia.
4. Muhlenberg (1750-1801), đại biểu Đại hội các thuộc địa (1779-1780);
Chủ tịch Hạ viện Pennsylvania (1780-1783); Chủ tịch Hội nghị phê chuẩn