Mesopotamia: vùng Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris,
ngày nay bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, Đông Bắc Syria, và phần nhỏ của
Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Nam Iran. Đây được coi là “cái nôi của văn
minh” nhân loại.
Đế quốc La Mã (Roman Empire) (thế kỷ 1 TCN – thế kỷ 5, 6 CN): là một
đế quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới bao gồm lãnh thổ các quốc gia bao
quanh Địa Trung Hải ngày nay của châu Âu, châu Phi và châu Á. Ba thành
phố lớn của nó là Rome (thuộc Ý), Alexandria (thuộc Ai Cập) và Antioch
(thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 285, Hoàng đế Diocletianus phân chia Đế chế
thành Đế quốc Tây La Mã (Western Roman Empire) và Đế quốc Đông La
Mã (Eastern Roman Empire). Đế quốc Tây La Mã kéo dài đến năm 476;
còn Đế quốc Đông La Mã (còn có tên gọi khác là Đế quốc Byzantine) kéo
dài đến năm 1453.
Aliyah là sự nhập cư của người Do Thái từ các cộng đồng Diaspora về lại
Vùng đất Israel.
Palestine: trong thế kỷ thứ nhất, Đế chế La Mã đánh bại dân tộc Judea
1.000-năm-tuổi, phá hủy Đền Thờ Jerusalem và đầy ải hàng trăm nghìn
người Do Thái. Để xóa tất cả ký ức về xứ Judea, Rome đổi tên Judea thành
‘Palestine’ theo tên kẻ thù của người Do Thái trong Kinh Thánh –
Philistines – là dân tộc đã từng định cư dọc theo bờ biển xứ Canaan. Về
sau, người phương Tây gọi Đất Thánh Do Thái-Kitô giáo là Palestine. Dân
tộc Ảrập đã không chấp nhận rộng rãi tên ‘Palestine’ cho đến thế kỷ 20.
Plato (424/423 TCN – 348/347 TCN): Triết gia Hy lạp cổ đại.
Aristotle (384 TCN – 322 TCN): Triết gia Hy lạp cổ đại. Học trò của Plato.
Jehovah: trong Kinh Thánh Torah, Jehovah là tên riêng của Thượng Đế,
như đã mặc khải cho Moses trên núi Sinai. (xem Câu chuyện Do Thái: lịch
sử thăng trầm của một dân tộc)
Noah: theo Sách Sáng Thế, ông Noah đóng con tàu lớn mà ngày nay gọi là
tầu Noah để tự cứu ông và gia đình, bảo tồn thế giới động vật, thực vật khỏi
bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.
Mari Letters: là một bộ sưu tập các thư từ hoàng gia từ Mari, một thành phố
cổ trên sông Euphrates.