(2) Trong nguyên bản 'Galuleh' cho hợp vần điệu và bài ba-lát thêm hài
hước. Người dịch giữ nguyên.
(1) Thời Trung cổ việc mổ xẻ xác người bị Giáo hội nghiêm cấm.
(2) Ý nói ít cố đạo.
(3) Tương tự như ta có câu: được đằng chân, lân đằng đầu!
(1) Phần lớn nước Ý bấy giờ bị Tây Ban Nha chiếm. Khi dân chúng vùng
Nam Ý nổi loạn, Giáo hoàng lại đứng về phe Tây Ban Nha.
(2) Ám chỉ cuộc chiến tranh ba mươi năm (dưới danh nghĩa tôn giáo) diễn
ra ở Đức vào đầu thế kỷ 17 - dựa trên bối cảnh này Brecht đã sáng tác vở
kịch 'Bà mẹ dũng cảm và những người con'.
(3) Phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thời Trung cổ, đưa tới việc
thành lập các giáo hội Tin Lành.
(4) Giáo hoàng bí mật liên kết với vua Thụy Điển Gustav Adolf II (theo
đạo Tin Lành) vì quyền lực Giáo hội bị dòng họ Habsburg (Áo) thuộc phe
Thiên Chúa đe dọa.
(5) Phái Luther: đạo Tin Lành (bấy giờ bị gọi là 'phản Chúa') theo đường
lối cải cách của Martin Luther (1483-1546).
(6) Ám chỉ Galilei.
(7) Lời Kinh Thánh (xem màn 6).
(8) Zither: một loại đàn với khoảng 30 dây, gốc từ Trung Á
(9) Wien (Vienne): thủ đô nước Áo.
(10) Ý tác giả: những dụng cụ để tra khảo ở Tòa án Tôn giáo.
(1) Discorsi (tiếng Ý): mạn đàm.
(2) Nước Cộng hòa Venedig.
(3) Hieme et aestate... (tiếng Latin): 'trong mùa đông và mùa hạ, gần và xa,
bao lâu ta còn sống và cả sau đó nữa.'
(4) Elle: đơn vị chiều dài cổ, khoảng từ 60 đến 80 cm.
(1) Kinh Thánh (Tân ước).
(2) Tác phẩm 'De imitatione Christi' (Nối bước Chúa Cứu thế) của Thomas
von Kempen (1379-1471).
(3) Ý nói Kinh Thánh.
(4) Những nước theo đạo Tin lành ở Châu Âu.