Cập, hối cải, được một ẩn sĩ cải đạo, sau được phong thánh. Không rõ ở
đây Brecht nói về nàng Thais nào.
(2) Salomo (965-926 tr.TL): vua Do Thái, tương truyền rằng rất sáng suốt.
(3) Những câu Hồng y Barberini 'nghĩ thầm' được in nghiêng đậm cho rõ ý.
(4) 'Das Heillige Offizium': cơ quan tối cao phụ trách các vấn đề thuộc về
'Đức tin' - vấn đề hàng đầu của Giáo hội.
(5) Biến tượng (Phase): những trạng thái khác nhau của mặt trưng hay một
hành tinh không tự chiếu sáng, dạng xuất hiện của nó tùy theo được mặt
trời chiếu sáng như thế nào.
(6) Nguyên văn: đừng nên vì muốn đỏ chậu nước tắm mà hất luôn cả đứa
bé đi.
(1) Ám chỉ các Giáo hoàng.
(2) Kinh Thánh (Sáng thế ký): Chúa Trời tạo ra con người mang hình ảnh
của Người.
(3) Ở đây Brecht cũng cho Galilei gọi khi thì 'ông', khi thì 'cậu'.
(4) Priap: thần phồn thực.
(5) Horace (65-8 tr.TL): nhà thơ La Mã cổ đại.
(6) Esquilin: tên một trong bảy ngọn đồi ở Rom.
(7) Kinh Thánh (Cựu ước): Bị quỷ dữ xúi giục, Adam và Eve - tổ tiên loài
người - đã ăn trái táo cấm trong vườn Địa đàng để được thông hiểu mọi sự
'như Đức Chúa Trời', nên hai người bị Chúa đuổi khỏi vườn Địa đàng, từ
đó con cháu đời đời bị trừng phạt.
(1) Người dịch lược bỏ phần đầu rất dài của Hans Mayer viết về kịch nghệ
của Brecht và về các vở 'kinh điển' khác của ông.
(2) Ngoài nghĩa sử thi, anh hùng ca, 'episch' còn có nghĩa 'tường thuật, kể'.
Brecht là người đề xướng kỹ thuật cho xen kẽ những màn đọc thơ hoặc hát
ca khúc giữa những đối thoại hoặc màn diễn trên sân khấu, nhằm mục đích
giúp khán giả hiểu một cách có ý thức ý nghĩa sâu xa của cốt truyện, tâm lý
nhân vật, hậu ý tác giả, thay vì để họ - như thói thường - bị lôi cuốn theo
tình tiết, buồn thương, giận ghét theo nhân vật trên sân khấu.
(3) Robert Oppenheimer (1904-1967): nhà vật lý nguyên tử Mỹ, một trong
những cha đẻ của hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản cuối Thế