16/71
Giáp Ất Kinh.
•
Đặc Tính:
Huyệt thứ 11 của kinh Tiểu Trường.
•
Vị Trí:
Dưới hố giữa xương gai bả vai hoặc kéo đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng
4 gặp chỗ kéo đường dày nhất của gai sống vai.
•
Giải Phẫu:
Dưới huyệt là cơ dưới vai, xương bả vai.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây trên vai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
•
Tác Dụng:
Giải tà ở Thái Dương kinh, tuyên thông khí trệ ở sườn ngực.
•
Chủ Trị:
Trị bả vai đau, cánh tay đau.
ĐAU KHỚP GỐI: Lương khâu, Huyết hải, Tất nhân, Hạc đỉnh, Ủy
trung
22.
Lương khâu: thuộc Vị kinh
Lương khâu và Túc tam lý là 2 huyệt trị đau dạ dày hữu hiệu nhất. Chúng chuyên
trị chứng dư axít và ngăn chặn bệnh xoang dạ dày cấp tính. Cảm giác đau ở huyệt
Lương khâu thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính. Huyệt nàm nằm gần
xương bánh chè nên cũng có thể trị được chứng đau khớp gối.
Cách tìm huyệt: duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện ra
một chỗ lõm, đó là huyệt Lương khâu: “Huyệt Lương khâu nằm trên đầu gối 2 thốn”.
23.
Huyết hải:
•
Tên Huyệt:
Huyệt được coi là nơi chứa (bể) huyết, vì vậy gọi là Huyết Hải.
•
Tên Khác:
Bách Trùng Oa, Bách Trùng Sào, Huyết Khích.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 10 của kinh Tỳ.
•
Vị Trí:
Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2
thốn, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng
trong, ấn vào có cảm giác ê tức. Hoặc ngồi đối diện với bệnh
nhân, bàn tay phải của thầy thuốc, đặt trên xương bánh chè
bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu
ngón cái là huyệt.
•
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ may và cơ rộng trong, cơ rộng giữa xương đùi.