16
nước đầy đủ cho cây con.
* Khoảng cách trồng: Trồng bằng phương pháp giâm cành: Chọn những đoạn
thân dài khoảng 5cm, giâm xuống đất khoảng 2/3 đoạn thân, cành cách cành 10 –
20cm. Giâm vào lúc trời mát là sáng sớm hoặc chiều tối.
* Bón phân: Tương tự như những cây rau gia vị khác, bón lót phân hữu cơ sinh
học và phân lân trước khi trồng với tổng lượng phân bón lót cho 1 ha có thể dao động
2- 3 tấn phân hữu cơ sinh học, 100 - 150kg supper lân. Phân Đạm được dùng bón
thúc.
Sau khi cây ra rễ, bắt đầu bón thúc cho cây bằng phương pháp tưới phân đạm
được pha loãng, định kỳ bón phân thúc cho cây giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh.
* Chăm sóc: Sau trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm, giúp cây mau ra rễ. Bấm
ngọn cây để kích thích cây mọc nhiều nhánh.
* Phòng trừ sâu bệnh: ít bị các loại sâu bệnh gây hại tần dày lá.
* Thu hoạch: Dùng dao cắt chừa phần gốc mang vài lá để cây tiếp tục mọc cành
mới. Sau mỗi đợt thu hoạch, tiến hành bón phân cho cây giúp cây tiếp tục sinh trưởng
phát triển và cho thu hoạch nhiều lần.
7.12. Ngò rí (Petroselinum crispum Mill)
1. Đặc tính thực vật:
Ngò rí có tên khoa học Petroselinum
crispum Mill. Thuộc họ hoa tán (Apiaceae), là
cây thân thảo sống hai năm, cao 20 - 50cm,
thân xẽ rãnh. Lá màu xanh sáng, chia thùy.
2. Cách trồng:
* Thời vụ: Ngò rí có thể trồng quanh
năm. Tuy nhiên, thời vụ thích hợp nhất là cuối
mùa mưa, đầu mùa khô (tháng 10 - 11). Trồng
ngò rí bằng phương pháp gieo hạt.
* Chuẩn bị đất: Đất được cày bừa kỹ, tơi
xốp, mặt liếp bằng phẳng, ngang 1,2m, cao 0,30 – 0,35m.
* Khoảng cách trồng: Tùy theo độ nảy mầm của hạt giống và mật độ cây, lượng
hạt giống 10 - 12 kg/ha. Hạt trước khi gieo được ngâm trong nước ấm 24 - 30 giờ. Sau
đó rải đều hạt trên mặt liếp. Sau gieo phủ một lớp đất mịn và một lớp rơm rạ nhằm
giữ ẩm kích thích hạt nảy mầm.
* Bón phân: Cây được 15 ngày tuổi bắt đầu bón phân, định kỳ 7- 10 ngày bón
phân cho cây 1 lần.
* Chăm sóc: Thường xuyên tưới nước cho cây. Ngò rí không phát triển tốt trên
đất luôn ẩm ướt nên không nên tưới quá nhiều nước, lượng nước cần giảm dần trong
thời gian gần thu hoạch.
* Phòng trừ sâu bệnh: Các đối tượng thường xuất hiện trên ruộng rau ngò rí: Sâu
khoang, rệp sáp giả, bọ trĩ, bệnh thối gốc. Thường xuyên theo dõi đồng ruộng để
phòng trị sâu bệnh kịp thời. Có thể dùng tay bắt giết; làm đất kỹ, nhất là chỗ có ổ bệnh