mình. Bởi vì các quá trình này tạo nên cái cốt lõi “chúng ta là ai”,
chúng rất bền vững và không dễ bị thay đổi. Chúng khiến cho các
bạn cùng lớp đại học nhận ra chúng ta trong cuộc hội ngộ lần thứ hai
mươi, khiến chúng ta nhận diện được chính mình khi trải qua các
giai đoạn trong cuộc sống. Nhưng chúng không phải là bất biến.
SỰ KHÓ CHỊU, MỐI ĐE DỌA, VÀ KHỦNG
HOẢNG
Con người thường duy trì một trạng thái cân bằng động cho đến
khi phải đối mặt với một tình huống rất mới, dưới hình thức một
cơ hội mới lạ, một thách thức dị thường hoặc một cuộc khủng hoảng.
Sau đó, hoặc là chúng ta điều tiết những sự kiện này và đạt được sự
cân bằng động mới, hoặc khuôn khổ cho cuộc sống của chúng ta
bắt đầu sáng tỏ.
Khi chúng ta chịu quá nhiều đe dọa đối với những quá trình
sắp xếp cốt lõi của mình, chúng ta thậm chí sẽ cố gắng hơn nữa
để sử dụng các giải pháp quen thuộc. Nếu những giải pháp này thất
bại, chúng ta có thể trải qua một “sự đổ vỡ” về thể chất, tình cảm
hoặc tinh thần. Nỗi đau do sự đổ vỡ này gây ra sẽ đòi hỏi chúng ta
phải chú ý đến nhu cầu thay đổi của mình.
SỰ PHẢN KHÁNG
Phản kháng trước thay đổi là hoàn toàn bình thường, ngay cả khi
chúng ta nhận thấy thay đổi là đáng mong muốn hoặc cần thiết.
Chúng ta sợ rằng mình sẽ mất đi những phần quan trọng của bản
thân, những điều đã giúp duy trì cuộc sống của chúng ta cho đến
hôm nay. Chúng ta có thể tôn trọng sự phản kháng này cũng như mục
đích tự bảo vệ của nó mà không chống cự lại nó. Chúng ta có thể cho
phép nó điều chỉnh tốc độ thay đổi đến mức chúng ta có thể chấp