CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 164

Rất khó khăn cho cả các nhà lãnh đạo và những người thừa hành

khi thực hiện những việc nội bộ cần thiết cho quá trình chuyển đổi
mà vẫn phải giữ được nhịp độ của những việc diễn ra bên ngoài, trong
cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của họ. Trong những phần sau
đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem quá trình này diễn ra như thế nào.

KHI NÀO THÌ CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI?

Ý thức về sự cần thiết phải chuyển đổi có thể xảy ra khi các nhà

lãnh đạo đã dần dần chuẩn bị cho sự thay đổi và sẵn sàng nắm
bắt nó, hoặc khi các sự kiện trong cuộc sống buộc họ phải thức tỉnh.

Thông thường, sẽ có nhiều sự kiện trong cuộc sống đóng góp

vào sự sẵn sàng chuyển đổi của một cá nhân hoặc của một nhóm. Ví
dụ, một nhà lãnh đạo có thể nhận thức được rằng, ngành của mình
sắp trải qua những thay đổi sâu sắc, hình dạng chính xác của thay
đổi đó sẽ còn mơ hồ trong nhiều năm. Đồng thời, vị ấy có thể đã
tham dự một cuộc hội thảo mà tại đó, họ được nghe một nhà lãnh đạo
khác mô tả những kinh nghiệm chuẩn bị cho tổ chức của mình đối
phó với những thay đổi này. Và có thể là, sau khi tham dự một chương
trình phát triển khả năng lãnh đạo, vị ấy đã biết một chút về sức
mạnh của những can thiệp chuyển đổi. Sự kết hợp của những sự kiện
này làm lóe lên cam kết với sự thay đổi, cam kết với việc khám phá
những tầm nhìn mới về những điều mà vị ấy và tổ chức có thể trở
thành.

Những sự kiện có khả năng mở ra cơ hội thay đổi cho một nhà lãnh

đạo, đặc biệt là những thay đổi mang tính cá nhân, thường có ít tính
tích cực hơn. Tổ chức mất đi nguồn thu nhập đáng kể. Sự bất bình
trong hàng ngũ cấp cao trước phong cách độc đoán của nhà lãnh
đạo. Những bài báo tiêu cực không ngừng làm giảm nhuệ khí. Áp lực
trong xử lý công việc là việc có thể có những hậu quả phụ tác động lên
các mối quan hệ cá nhân của nhà lãnh đạo. Có thể vị ấy đã có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.