người thừa hành. Chính trong những tình huống này, can đảm để
hành động có đạo đức trở nên cần thiết.
Lập trường đạo đức là gì? Có rất nhiều mức độ của việc hành
động hoặc từ chối không hành động, mỗi mức độ đại diện cho một
lập trường đạo đức. Chuỗi các lập trường đạo đức có thể trải dài từ việc
từ chối không tham gia vào một cuộc đối thoại hoặc một hoạt động
không rõ ràng về mặt đạo đức, từ chối ở lại trong nhóm nếu nhóm
tiến hành hoạt động này, hoặc công khai chống lại hoạt động này.
Ngoài ra, có một loạt các bước trung gian xoay quanh các mức độ này.
Bởi vì một người thừa hành can đảm hành động với ý thức trung
thành với mục đích chung của tổ chức, hành vi dựa trên động cơ đạo
đức cũng phải tính đến cả những tác động đối với chính tổ chức của
bất kỳ hành động, hoặc sự từ chối không hành động nào. Có thể có
người chọn một tiến trình hành động thành công trong việc ngăn
chặn hành vi phi đạo đức nhưng lại làm suy yếu nghiêm trọng, hoặc
thậm chí phá hủy, một tổ chức đáng giá trong quá trình này. Vậy
người này có cư xử đúng đạo đức không?
Hành động đạo đức được thực hiện với ý định
làm cho các hành động của lãnh đạo và tổ chức
phù hợp với các giá trị cơ bản chi phối hành vi
đúng đắn của tổ chức, trong khi vẫn giữ được
năng lực của tổ chức để hoàn thành mục đích của nó.
Nếu thất bại trong việc này, thì vị trí rút lui tối thiểu của hành
động đạo đức là kiềm chế không tham gia vào các hành vi vô đạo
đức hoặc không rõ ràng về mặt đạo đức.
Giả sử rằng, một người thừa hành đã can đảm thách thức và tham
gia vào quá trình chuyển đổi, những hành động được gắn dưới khẩu
hiệu “Can đảm để hành động có đạo đức” sẽ xoay quanh một số