H
6
CAN ĐẢM ĐỂ HÀNH ĐỘNG CÓ
ĐẠO ĐỨC
ầu hết các hoạt động mà chúng ta tham gia đều nằm
trong ranh giới của những điều mà chúng ta coi là có đạo
đức. Nhưng đôi khi, chúng ta cảm thấy đang đến gần hoặc
đã vượt qua những ranh giới đó. Những điểm giao đạo đức này yêu
cầu chúng ta phải xem xét và làm rõ các giá trị của mình, phải trăn
trở giữa những gì chúng ta cảm thấy là đúng và những cơ hội đang
mở ra. Các lựa chọn của chúng ta sẽ xác định hoặc định nghĩa lại tính
cách, và có thể là cả danh tiếng của chúng ta nữa.
Trong môi trường tổ chức, điều này phức tạp hơn rất nhiều.
Đôi khi chúng ta gặp phải những tình huống liên quan đến lựa chọn
và hành vi của đồng nghiệp, đặc biệt là các nhà lãnh đạo. Nếu
chúng ta đã đặt câu hỏi và thách thức hành vi vượt quá, hoặc có nguy
cơ vượt quá ranh giới đạo đức, và hành vi đó vẫn còn tồn tại, thì
chúng ta sẽ phải đối mặt với nhu cầu phải đưa ra thêm những lựa
chọn khác.
Ví dụ, trong tổ chức có thể có áp lực cực lớn khiến cho kết quả
công việc phải được thể hiện tốt đẹp hơn so với thực tế bằng những
biện pháp thiếu trung thực. Dù nguyên nhân sâu xa của áp lực này là
gì, người thừa hành cũng phải đối mặt với lựa chọn nên xuôi theo
nền văn hóa hiện hành hay giữ một lập trường có nguy cơ mang lại
hậu quả khó chịu và khó khăn cho cá nhân mình. Dù giữ vững lập
trường có thể là rất khó khăn, nhưng nếu không làm được như vậy
thì sẽ có hậu quả tai hại cho tổ chức, cho các nhà lãnh đạo và những