khiến chúng ta dựa dẫm quá nhiều vào những gì đã có hiệu quả
đối với chúng ta trong quá khứ, và không khiến chúng ta dựa quá
nhiều vào những người khác mà sự kết thúc của họ có vẻ như thành
công nhưng cách thức của họ có thể đáng ngờ.
Trưởng thành trong vai trò lãnh đạo và người thừa hành đòi hỏi
nhận thức về việc chúng ta hiện đang thực hiện chúng như thế nào,
và chúng ta có thể thực hiện chúng tốt hơn như thế nào trong tương
lai. Trưởng thành đòi hỏi phải có động lực, đặc biệt là động lực nội tại
của mình, cùng sự cam kết đối với việc lao động chăm chỉ đủ để
thay đổi những hành vi dễ dãi và phát triển các kỹ năng đã rèn rũa.
Cuối cùng, sự trưởng thành đòi hỏi phải có các vòng lặp thông tin
phản hồi từ những người khác, để giúp chúng ta đánh giá mình đang
làm như thế nào, và còn bao nhiêu việc nữa phải làm.
Là một nhà lãnh đạo và một người thừa hành – vì đúng thế, bạn
có cả hai vai trò này – hãy thử nghiệm các mối quan hệ của bạn để
tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành. Là một người
thừa hành, đừng nên đổ lỗi quá nhiều cho các nhà lãnh đạo vì những
gì sai trái; và là một nhà lãnh đạo, cũng không nên đỗ lỗi cho quá
nhiều cho những người thừa hành. Mỗi người đều có khả năng gây
ả
nh hưởng và giúp người khác tiến bộ. Hãy làm việc để phát triển
lòng can đảm và kỹ năng, cũng như để sử dụng khả năng này một
cách hiệu quả.
Khi chúng ta tiến bộ trong vai trò nhà lãnh đạo và người thừa
hành của mình, những mục đích chung mà chúng ta đã cam kết sẽ
mang lại lợi ích cho chính chúng ta. Đây là di sản có ý nghĩa mà
chúng ta để lại trong kiếp sống của mình.