CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 101

X. LÊ QUANG CHIỂU (Cai tổng Chiểu)

Một người không màng danh lợi, can đảm từ quan để cùng chia đau khổ

với đồng bào trong cảnh bị trị

Nơi tiểu sử Đinh Sâm, chúng tôi đã nói đến một hạng Cai tổng hét ra

lửa trong thời người Pháp mới thiết lập guồng máy cai trị ở xứ này. Dựa hơi
quan thầy, họ đã làm mưa làm gió, khiến dân chúng điêu đứng căm hờn,
dần dần phải ngã theo với những ai biết đứng lên nêu cao tinh thần bất
khuất của dân tộc. Đại diện hạng người tay sai ra sức đàn áp đồng bào ấy,
chúng ta đã biết qua về vụ Cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh với Đinh Sâm.
Nhưng, lại còn một hạng Cai tổng khác đáng mến vô cùng, không hạch sách
để bóc lột dân mà trái lại còn thương dân và hằng che chở cho, rồi đến khi
nhìn thấy rõ chân tướng của thực dân, thì chẳng ngần ngại gì mà từ chức
ngay. Ấy là vị cai tổng Lê Quang Chiểu, tục gọi Cai tổng Chiểu, một viên
quan đáng mến về mặt đức độ, mà cũng đáng ca tụng về mặt văn học.

Lê Quang Chiểu người xã Phong Điền (Cần Thơ), quận Châu Thành,

ông sinh năm 1853. Khi ông vừa đến tuổi thành niên thì mắt đã từng chứng
kiến cảnh khói lửa chiến tranh mịt trời mảnh đất quê hương, lòng ông hẳn
cũng đã từng chua xót, lòng tự hỏi mình đã làm được gì cho đất nước lúc
nguy nan ?

Sáu tỉnh Nam kỳ thuộc Pháp ! Huyện Phong Phú (Cần Thơ) bắt đầu

thành lập tỉnh từ năm 1868, và cũng chính trong năm này cuộc khởi nghĩa
của Đinh Sâm xách động dân chúng Ba Láng, Trà Niềng cùng đứng lên,
hẳn cũng từng khiến ông băn khoăn nghĩ ngợi nhiều.

Vì gia thế ông tương đối có uy tín trong vùng, nên bấy giờ Ông được

cử làm Cai tổng. Từ chối không xong, mà nhận chức thì lương tâm cắn rứt.
Sau cùng ông nghĩ ra được một diệu kế : Cứ nhận chức, nhưng có điều gì
giúp đỡ cho dân chúng nhờ thì giúp, không thì thôi, tuyệt đối không làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.