khổ dân như những hạng cường hào ác bá. Ông hằng nhủ lòng với hai câu
thơ trong bài « Từ Thứ quy Tào » của Tôn Thọ Tường :
Chẳng đặng khôn Lưu thà dại Ngụy,
Thân này xin gác ngoại vòng thoi.
Tuy nhiên, hơn Tôn Thọ Tường một bậc, Ông vẫn hằng đứng về phe sĩ
phu như Đồ Chiểu, Cử Trị, cụ Tuần phủ về hưu Huỳnh Mẫn Đạt. Ông công
khai tỏ ý ấy trong 10 bài họa thơ Cử Trị về thời cuộc nước nhà, lời lẽ thiết
tha mến nước thương nhà. Ngoài ra, ông cũng thường họp bạn văn chương,
xướng họa văn thơ tao nhã.
Rồi càng đắm mình trong dòng suy tư, dần dần chán đường công danh,
nhất là công danh không tốt đẹp gì dưới danh nghĩa phục vụ ngoại bang,
ông càng quả quyết phải tách mình ra khỏi chốn hoạn trường, để giữ thân
tâm được trong sạch, sao cho không hổ thẹn với sĩ phu trong cơn quốc phá
gia vong
Đã quyết định, ông thi hành ngay ý định, nạp đơn xin giải chức. Trong
10 bài « Tự thuận giải chức », ông có mấy câu thấm thía :
Dây ben máng cánh thêm ràng buộc,
Mộc ký đeo lưng khó khỏe hòa.
Thế là ông cởi phăng dây ben tam sắc (biểu tượng chức vụ Cai tổng)
và giao trả mộc ký (con dấu) lại cho chánh phủ Bảo hộ, lui về vườn cũ cỏ
hoa, sống cuộc đời ẩn dật. Phong thái của ông như thế, khiến được các sĩ
phu cảm mến phần nào.
Khoảng năm 1903, ông cho xuất bản tập « Quốc âm thi hiệp tuyển »
gồm có thi ca của ông và của các sĩ phu miền Nam. Bộ sách nầy kể cũng
xứng đáng cho văn học giới hoan nghênh, vì hầu hết là những áng thơ hay,
có ý vị.