CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 108

người thân tín của Pasquier, mà ông Phan thì được Nouailhetas hiểu biết
quá nhiều.

Thế nên, dầu ở trong hang hùm, ngồi kề nọc rắn, song nhờ chánh sách

khôn ngoan, chống không chống, thân không thân, chẳng ai mua chuộc
được. Thanh liêm, công bình, nhân đạo, không có chỗ nào sơ hở nên ông
Phan vẫn an như bàn thạch.

Noi gương thanh liêm của ông, tổng làng trong lúc thừa hành công vụ

cũng ngay thẳng đàng hoàng, người dân sống yên ổn sung sướng.

Thời buổi ấy, quận Trà Ôn đáng kể là hạng nhứt trong năm quận Cần

Thơ : Cái Răng (Châu Thành), Ô Môn, Phụng Hiệp nằm ở hữu ngạn sông
Hậu Giang và Trà Ôn, Cầu Kè ở tả ngạn.

Năm 1938, ông Phan Văn Chỉ đắc lịnh đổi qua trấn nhậm quận Châu

Thành, làng xã, nhân dân trình lên chủ tỉnh nhiều lá đơn, thỉnh cầu lưu ông
ở lại quận Trà Ôn. Không được toại nguyện, họ theo đưa ông đông đảo,
long trọng, trên đường dài suốt hai mươi cây số ngàn, từ quận Trà Ôn đến
Châu Thành.

Năm 1942, một bọn người quá khích chiếm công sở Phú Hữu, đốt sổ

bộ, phá phách tủ bàn. Làng báo quận, vì nhiệm vụ ông Phan đi với một toán
lính đáp thuyền máy qua Phú Hữu, bắt vài người, chở về Cần Thơ.

Mật thám Pháp hỏi ông : « Sao không cho lính « bắn bỏ » mấy người

ấy, đạp xuống sông ».

Ông nghiêm nghị đáp : « Họ có tội hay không thì để cho pháp luật xét

xử ! Bắn giết người, đó không phải phận sự của quan hành chánh ».

Năm 1946, lúc Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng Nam kỳ tự

trị, ngài dùng ông Phan Văn Chỉ làm Đổng lý văn phòng.

Bác sĩ Thinh từ trần, ông Đổng lý từ chức. Sau đó, ông Trần Văn Hữu

làm Tổng trấn kế làm Thủ tướng, nhiều phen mời ông Phan Văn Chỉ giữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.