CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 126

XÓM BÀ ĐỒ LÀ NƠI TAO ĐÀN, GÓP MẶT CÁC CỤ DANH NHO
CỦA XÃ LONG TUYỀN NGÀY XƯA

Xuyên qua phần lịch sử, Danh nhân trong quyển sách nầy, hẳn quý bạn

đọc đã nhận thấy công nghiệp của Mạc Thiên Tứ nối chí cha (Mạc Cửu) mở
mang thêm vùng Hà Tiên, khai thác đất đai Cần Thơ v.v… Và điều đáng
nói nhất là họ Mạc nghiễm nhiên vừa là vị Tao đàn nguyên soái nhóm «
Chiêu anh Các » (gồm 32 người) lại cũng vừa là người vun quén cho cây
văn hoá Tây Thành.

Họ Mạc đã gây nên học phong sĩ khí tốt đẹp cho Hà Tiên và Cần Thơ,

cố nhiên sĩ phu Cần Thơ có chịu ảnh hưởng ít nhiều. Huống chi, từ khi cụ
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa có mặt ở xã Long Tuyền (Bình Thủy), cụ cử Phan
Văn Trị lui ẩn ở Phong Điền, cụ tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt cáo quan về hưu
ở Hà Tiên, các cụ vẫn thường qua lại với nhau, họp mặt nơi thị trấn Cần
Thơ, thử nghĩ tình trạng văn hoá của sĩ phu Cần Thơ lúc bấy giờ có khá cao
chăng ?

Lại nữa, các cụ Đồ Chiểu ở Ba Tri, Cử Thạnh, Phan Hiếu Đạo ở Định

Tường vẫn tới lui, bảo sao Cần Thơ chẳng được tiếng là trung tâm văn hóa
ngay từ thuở xa xưa ?

Điều đáng quan tâm, các cụ đã họp mặt nơi địa điểm nào ? Ngoài việc

thăm viếng tận nhà, hẳn các cụ đồng ý chọn một địa điểm chung để cùng
nhau lấy thú văn chương làm phương tiêu khiển, bồi dưỡng tinh thần. Ấy là
xóm Bà Đồ, một xóm nằm trong vùng Bình Thủy khi xưa, thuộc xã Long
Tuyền, cách Cần Thơ 5 cây số ngàn theo lộ Long Xuyên ngày nay.

Địa danh xóm Bà Đồ có nghĩa như thế nào ? Phải chăng nơi đây đã

từng có ông Đồ lừng lẫy tiếng tăm, chẳng may khuất sớm, bà Đồ thủ tiết
nêu gương, làm rạng thêm danh chồng, nên người trong vùng còn mãi mãi
tưởng niệm. Dầu sao, hai tiếng sinh đồ, nói lên một thành phần hữu học
trong xã hội. Nơi đâu có các ông đồ thì nơi đó có phong khí văn hoá. Chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.