Đến năm Kỷ Hợi 1899, ngôi đình dời về gần cầu Tham Tướng. Hương
chức Hội tề xây cất lại bằng gạch ngói khang trang rộng rãi, 8 nóc. Vẫn do
ông Nguyễn Văn Nga hiến đất.
Trải bao thế cuộc thăng trầm, các vị tiền hiền tiếp nối nhau lo việc
phụng tự, xuân thu quý tí, hết dạ ân cần. Nhân dân cũng kính mộ sự linh
thiêng, chẳng ngớt khói hương chiêm ngưỡng.
Do cụ Quản trị ban Trung đình kể lại, chúng tôi được biết phương danh
quý vị tiền hiền, chánh bái từ trước đến nay như sau : Quý ông Lê Hữu
Tiến, Chánh bái Hiến, Lê Văn Chất, Trương Hữu Tuân, Huỳnh Hữu Điền,
Huỳnh Hữu Cần, Triệu Công Sum, Huỳnh Hữu Hoằng (đương kim chánh
bái).
Những điều linh ứng của vị bổn cảnh thành hoàng, đồng bào tỉnh nhà
hãy còn lắm người biết chuyện, nhắc kể lại cho nhau nghe với niềm tôn
sùng kính trọng vô biên.
Tương truyền : sau khi dời ngôi đình từ Chợ Giữa ra gần cầu Tham
Tướng, linh thần từng hiển hách anh phong, phò hộ độ trì nhân dân được
yên lành, phong điều võ thuận.
Theo lời ông đương kim chánh bái đình Tân An là ông Huỳnh Hữu
Hoằng thuật lại với chúng tôi, nơi nhà ông Nguyễn Văn Giai (cháu ngoại cụ
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) một giáo chức hồi hưu : Trước ngôi đình cũ gần
cầu Tham Tướng có nhiều linh ứng xảy ra mà ai ai cũng hay biết. Những ai
tỏ ra vô lễ khi đi ngang qua đình, hoặc động chạm gì đến những vật linh
thiêng nơi đình không sao thoát khỏi bị thần linh quở trách. Sự trừng phạt
hiển hiện bằng những sự hành hạ thể xác, mà chính đương sự cũng phải
nhìn nhận lỗi lầm xúc phạm oai linh thần, mới ra nông nỗi. Tuy nhiên, kẻ
lỗi lầm tỏ ra ăn năn, bịnh tự nhiên thuyên giảm, chẳng cần phải thuốc gì.
Bao nhiêu dân chúng có lòng thành cầu khẩn mỗi khi có điều nguy rối, đều