CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 131

HUYỀN SỬ

SỰ TÍCH ĐÌNH THẦN TÂN AN (thị trấn Cần Thơ)

Các ngôi đình nơi làng mạc trên khắp lãnh thổ Việt Nam vốn là nơi tôn

nghiêm nhất, tiêu biểu tinh thần của giống nòi, xuyên qua nhân vật đầy đủ
đức độ đã được suy tôn làm thành hoàng. Vì các vị thần được tôn trọng là
thành hoàng một làng xã nào, vừa là bậc tiết nghĩa, treo gương hậu thế, vừa
có nhiệm vụ bảo an lê thứ trong vùng.

Tỉnh Phong Dinh có ba ngôi đình thần đáng kể, đình Tân An tại thị

trấn Cần Thơ, đình Bình Thủy thuộc xã Long Tuyền, và đình Nhơn Ái. Mỗi
năm đều có cúng tế rất long trọng trang nghiêm.

Vị thần đình Tân An, được sắc phong của vua Tự Đức vào năm thứ 29

(Bính Tý 1876) như sau : « Sắc phong bổn cảnh thành hoàng Kỷ tính đại
vương, khâm mông gia tặng Quản hậu
Chánh trực, hựu thiên đôn nghinh
chi thần. »

Điều nên chú ý, năm vua Tự Đức phong sắc thần, chính là năm người

Pháp bắt đầu thiết lập tỉnh Cần Thơ. Có lẽ chư vị tiền hiền trong vùng, phần
cảm niệm oai linh các đấng anh hùng liệt sĩ của ta, phần cảm xúc thời thế
biến thiên, nước non đổi chủ, nên đã cực lực vận động xin phong sắc thần,
gọi là ghi chút cảm hoài, sau nữa cho dân chúng hướng ngưỡng vào đó mà
nuôi nấng tinh thần nhớ nước thương nòi.

Cho nên khi đã được sắc phong thần rồi, khoảng năm Canh Thìn 1880,

ngôi đình đầu tiên được thiết lập hẳn hoi tại Chợ Giữa, cách thị trấn Cần
Thơ trên ba cây số ngàn.

Lúc mới, đình cất bằng cây ván, lợp lá. Người đứng lên thượng hương

là ông Lê Hữu Văn. Vị trí ngôi đình day mặt ra mé sông Cần Thơ. Đất do
ông Nguyễn Văn Nga hiến dâng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.