CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 129

Hoặc giả, đó là thuyền vận tải tài sản của nhà quyền quý nào đó, khi

tránh loạn chẳng may đã chìm ở khoảng xa nào, xác thuyền dần trôi đến
sông Cần Thơ mà vùi chôn ?

Dẫu thế nào, nhân chuyện tài sản của tư nhân hay của chính quyền vùi

đắm dưới đáy sông sâu, chúng ta vẫn có thể rút được một bài học thấm thía
về của người thế phù hoa giả tạm.

Nhân đây, tưởng cũng nên nói rõ thêm về việc chính quyền thời xưa đã

cho đúc tiền như thế nào.

Ngoài xưởng đúc tiền của nhà nước, mà xưởng đúc tiền ở miền Tây

đây là một, chính quyền còn cho phép tư nhân được vay tiền làm vốn mua
nguyên liệu lập lò đúc tiền. Nhưng tiền đúc được bao nhiêu phải nộp vào
kho đủ số và phải theo khuôn khổ đã định, rồi chính quyền sẽ thưởng cho. Ít
lâu thấy có điều bất tiện, chính quyền mới đảm đương lấy công việc đúc
tiền, không cho tư nhân can dự vào nữa.

Tiền đúc Ất Hợi 1815, vua Gia Long ấn định giá trị tiền tệ như sau :

- Một đĩnh bạc nặng năm đồng cân ăn một quan bốn tiền.

- Một quan là 10 tiền hay 600 đồng tiền kẽm, hay 100 đồng tiền đồng.

Tiền kẽm thì có những đặc điểm :

1) 18 đồng tiền kẽm xếp thẳng liền nhau dài một thước mộc (thước

mộc dài 0m424). 30 đồng tiền kẽm xếp liền nhau thì dài một thước may
(thước may dài 0m644). Do đó thước may còn gọi là thước ba mươi đồng.

2) 600 đồng tiền kẽm, nghĩa là 1 quan, nặng 1 kí lô rưỡi. 42 quan rưỡi

nặng một tạ thóc hay một tạ gạo (60 kí lô 700 hoặc 63 kí lô 750). 45 quan
nặng một tạ muối. 50 quan nặng một tạ sắt.

Xem qua như thế, chúng ta chẳng khỏi ngạc nhiên tự hỏi : Chả lẽ xác

thuyền chở tiền chìm trên sông Cần Thơ kia, chỉ có toàn những tiền điếu
sao ? Còn những bạc đĩnh, vàng nén, vàng thoi đã thất lạc về đâu ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.