CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 142

OAI LINH ÔNG ĐIỀU BÁT LÀM CHẤN ĐỘNG ĐẤT TRẤN GIANG

Cách chợ Trà Ôn hơn một cây số, cạnh đường Cầu Kè, trong phần đất

thuộc xã Thiện Mỹ, tại giồng Thanh Bạch, có một ngôi mộ cổ tục gọi là mộ
ông Điều Bát.

Lắm người vẫn ngỡ rằng đó là mộ của một viên quan Việt Nam thời

cựu trào. Vì nghe nói ông Điều Bát tên Nguyễn Văn Tồn, ai mà chẳng
tưởng đó là người Việt.

Sự thật không phải thế. Ông Điều Bát vốn là người Miên (Cam bốt)

trăm phần trăm. Tên tộc gọi là Duồng, bởi dày công giúp chúa Nguyễn Ánh
phục nghiệp nên được ban cho tên họ Việt là Nguyễn Văn Tồn như lịch sử
đã ghi.

Còn ai chẳng biết chúa Nguyễn Ánh đã từng thu dụng người ngoại

quốc rất nhiều. Bên cạnh chúa Nguyễn, thường có người Pháp và người
Miên giúp đỡ trong việc chống Tây Sơn. Mãi về sau, các người ngoại quốc
có công lao ấy đều có tên Việt Nam do nhà vua ban cho cả. Như Nguyễn
Văn Thắng tức Chaigneau, Nguyễn Văn Chấn tức Vannier v.v… Và người
Miên đầu tiên mang tên Nguyễn Văn Tồn, chính là người còn ngôi mộ di
tích ở Trà Ôn mà chúng tôi đã thuật tiểu sử ở phần « Danh nhân », « Di tích
», và riêng nơi đây chúng tôi xin nói đến oai linh của ông khi đã về thần.

Nhờ có ông, kiều dân Miên đối với người Việt khá hòa nhã, và mỗi khi

có biến ông đều đứng ra khôn khéo dàn xếp an ổn được cả. Uy tín của ông
lúc sống và oai linh của ông lúc mất đều được đồng bào Miên, Việt vô cùng
kính nể.

Hằng năm, đến ngày giỗ ông, đồng bào tựu đến tấp nập dâng hương

cúng tế long trọng. Ngày thường thì mỗi khi đồng bào trong xã có chuyện
chi oan ức, phần đông đều tin tưởng nơi sự linh thiêng của ông, một khi
chánh quyền địa phương phân xử không xong, việc còn lòng vòng, cả hai
bên nguyên đơn và bị can đều đem nhau đến lăng ông để thề. Bởi thế, khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.