CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 16

I. PHONG-DINH KHOẢNG ĐẦU THẾ KỶ THỨ

XVIII TỨC HUYỆN TRẤN-GIANG TRONG

DƯ-ĐỒ VIỆT-NAM

Trong khi Saigon nghiễm nhiên là Thủ-đô của miền Nam nước Việt,

tỉnh Phong-dinh ở về phía Tây cũng nghiễm nhiên được mệnh danh là Tây-
đô. Có quá đáng chăng ? – Không, Nếu Saigon còn được xưng tặng thêm
với những danh-từ « hoa-lệ », « hòn ngọc Viễn-Đông » thiết tưởng Phong-
dinh được coi như Thủ-đô của miền Tây kể cũng xứng-đáng phần nào, qua
những bằng chứng mà chúng tôi sẽ lần lượt trình bày.

Giữa lúc vua Lê, chúa Trịnh ghìm nhau ngoài đất Bắc, các đời chúa

Nguyễn ráo-riết lo củng-cố địa-vị ở đàng trong tức vùng Trung-Phần trở
vào Nam. Trên bước đường Nam tiến, đồng thời với việc thôn tính nước
Chiêm-Thành bắt đầu từ năm Tân-hợi 1611 đời chúa Tiên là Nguyễn-
Hoàng (sau truy dâng miếu hiệu là Thái-Tổ Gia-Dũ), trải 7 đời chúa kế tiếp
mở bờ cõi lần xuống miền Đồng-nai phì nhiêu. Ấy là các vị chúa :

1. Chúa Sãi Nguyễn-Phúc-Nguyên 1613-1635 (miếu hiệu Hy-Tông

Hiếu-Văn).

2. Chúa Thượng Nguyễn-phúc-Lan 1636-1648 (Thần-Tông Hiếu-

Chiêu)

3. Chúa Hiền Nguyễn-phúc-Tần 1648-1687 (Thái-Tông Hiếu-Triết)

4. Chúa Nghĩa Nguyễn-phúc-Trân 1678-1691(Anh-Tông Hiếu-Nghĩa)

5. Quốc Chúa Nguyễn-phúc-Chu 1691-1725 (Hiển-Tông Hiếu-Minh)

6. Định Quốc Công Nguyễn-phúc-Chú 1725-1738 (Túc-Tông Hiếu-

Ninh)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.