Hơn một thế kỷ (1623-1739) các chúa Nguyễn ấy nối tiếp nhau thừa
lúc Chân-Lạp có nội loạn mà lần hồi thâu phục đất đai. Lại khéo dùng các
tướng của nhà Minh lưu vong không phục nhà Thanh như Mạc Cửu, Dương
ngạn Địch, Huỳnh Tấn v.v… mượn tay họ khai-thác mà mở rộng dư-đồ
nước Việt. Lịch-trình diễn-tiến như sau :
- Năm 1658 mở rộng đất Mô-xoài (Bà-rịa, Biên-hòa)
- Năm 1698 mở mang đất Sàicôn (Gia-định, Saigon)
- Năm 1731 khai triển đất Định-tường (Mỹ-tho) và Long-hồ (Vĩnh-
long).
Riêng Mạc-Cửu sau khi bình định xong vùng Hà-tiên, năm Giáp-ngọ
1714, Mạc-Cửu dâng đất Hà-tiên và hòn Phú quốc cho chúa Nguyễn-phúc-
Chu. Đến năm Ất-mão 1735 Mạc-Cửu mất, con là Mạc-thiên-Tứ nối
nghiệp, mở mang thêm vùng đất Hậu-giang. Năm Kỷ-vị 1739, hoàn thành
cuộc khai thác miền Tây, Mạc-thiên-Tứ lập thêm bốn huyện :
1. Long-xuyên (miền Cà-mau)
2. Kiên-giang (Rạch-giá)
3. Trấn-giang (miền Cần-thơ)
4. Trấn-di (miền Bắc Bạc-liêu)
Thế là từ năm Kỷ-vị 1739, tỉnh Phong-dinh ngày nay vốn là phần đất
nằm trong khu vực huyện Trấn-giang xưa, do công Mạc-thiên-Tứ khai
hoang.
Bấy giờ Trấn-giang (Cần-thơ) còn là một vùng rừng tràm xen lẫn rừng
đước, thú dữ tràn đầy. Thế mà tiền nhân đã dầy công phá rừng mở đất, dần-
dần biến thành nơi văn-vật, thật đáng cho các thế hệ sau hinh hương sùng
bái tinh-thần dũng-cảm ấy, đề cao công-trình vô cùng gian nan khổ nhọc ấy.
Xem lịch sử họ Mạc với công nghiệp mở mang đất Hà-Tiên và bốn
huyện miền Tây như đã kể trên, điều nên biết là Mạc-thiên-Tích là bậc anh