thần như Nguyễn-cư-Trinh cũng phải nghiêng mình thán-phục công-nghiệp
của họ Mạc, thường lui tới đàm luận văn-chương thao-lược, xướng họa thi
ca với các bậc tài-danh trong nhóm Chiêu-anh-các.
Nằm trong kế hoạch phòng thủ miền Tây, nếu Hà-tiên ví như tiền đồn
ngăn ngừa những cuộc công phá của Xiêm-La và Chân Lạp, Trấn-giang tức
là miền Cần-thơ bây giờ nghiễm-nhiên là hậu cứ, hẳn là Mạc-thiên-Tứ đã
đem biết bao tâm huyết công-phu xây dựng cho vùng này. Và chịu ảnh-
hưởng chính-trị, kinh-tế, văn-hóa khả-quan, dân-chúng Trấn-giang hẳn đã
sống một thời bừng hương sắc đậm đà về mọi mặt.
Huống-chi, bấy giờ huyện Trấn-di tức vùng Bạc-liêu hẻo lánh cũng vẫn
được họ Mạc cho di dân đến đấy mở-mang, Bạc-liêu khi ấy mà còn phồn-
thịnh lên, thì Cần-thơ chắc chắn đã hoa lệ lắm rồi.
Phương-chi, Trấn-giang cũng từng là bãi chiến trường lắm hãi-hùng,
tranh-đấu giữa quân dân ta với quân Xiêm-La, Chân-Lạp, và sau này chống
với Tây-Sơn khi chúa Nguyễn-Ánh chạy tới đây, nếu mức sinh-hoạt và
trình-độ dân chúng Trấn-giang chưa được nâng cao, thì tinh-thần anh-dũng
của dân chúng Trấn-giang đâu đã được đề cao như lịch-sử từng ghi chép ?
Do các lẽ trên đây, chứng minh hùng hồn trong thời Mạc-thiên-Tứ làm
Đô-đốc trấn Hà-tiên, đất Trấn-giang tức Cần-thơ đã do bàn tay họ Mạc điều
khiển dân chúng trong vùng kiến tạo nhiều khởi sắc.