II. PHONG-DINH DƯỚI TRIỀU VÕ-VƯƠNG
NGUYỄN-PHÚC-KHOÁT, TRỰC-THUỘC
GUỒNG-MÁY HÀNH-CHÁNH LONG HỒ
DINH
Từ năm Kỷ-Vị 1739, đất-đai Cần-thơ đã được Mạc-thiên-Tứ khai-thác
hẳn-hoi, mang danh là huyện Trấn-giang. Cố-nhiên sau đó Mạc-thiên-Tứ
đem dâng chúa Nguyễn, sáp-nhập vào dư-đồ Việt, cũng như thân-phụ Ông
là Mạc-Cửu đã dâng đất Hà-tiên từ năm 1714.
Bấy giờ chúa trị-vì Đàng Trong
là Võ-Vương Nguyễn-phúc-Khoát.
Hơn hẳn các vị chúa Nguyễn trước, Võ-Vương là bậc anh-minh, hăng-say
hoạt-động, thích làm chuyện lớn, mưu tính xa rộng. Theo định-hướng đã
trù-hoạch về viễn-đồ đất nước, Ngài hằng phô-trương uy-thế, quyết ý mở
rộng lãnh-thổ vào Nam. Tiếp thu thêm phần đất bốn huyện mới khai-thác :
Long-xuyên (Cà-mau), Kiên-giang (Rạch-giá), Trấn-giang (Cần-thơ) và
Trấn-di (Bạc-liêu), Ngài càng thêm phấn-khởi xây dựng đất nước.
Năm Canh-thân 1740, Ngài định lại phép thi : những người đậu kỳ đệ-
nhất gọi là nhiêu học, được miễn sai 5 năm ; đậu kỳ đệ-nhị và đệ-tam được
miễn sai chung thân ; đậu kỳ đệ-tứ gọi là hương cống, được bổ làm Tri-phủ,
Tri-huyện. Do sự đặc-biệt ưu-đãi giai cấp sĩ phu này, dân chúng trong Nam
dần dần cảm phục sẵn sàng phụng sự đất nước dưới quyền lãnh đạo của
chúa Nguyễn. Và do Sắc-lịnh canh cải khoa cử này, tạo thêm điều kiện hoạt
động mạnh về văn hóa cho nhóm Chiêu anh Các của Mạc Thiên Tứ ở Hà
Tiên, Cần Thơ vậy.
Đến năm Giáp Tý 1744, Ngài xưng vương-hiệu (Võ Vương), tổ chức
nội các gồm 6 Bộ. Bộ về văn hóa gọi là Hàn Lâm. Đạo vệ binh gọi là Võ
Lâm. Chế tạo sắc phục mới cho các quan văn võ trong triều. Lại ra lịnh cho