Nam, đến năm Quý Dậu 1753, Võ Vương phái vị Ký lục Bố chánh dinh là
Nguyễn Cư Trinh vào Nam, mưu toan việc lớn.
Quả thật Võ Vương đã sáng suốt dùng người đúng chỗ, Nguyễn Cư
Trinh lần lượt thực hiện được mộng lớn của Võ Vương, không phụ lòng kỳ
vọng của Ngài chút nào. Nắm quyền Tham mưu, điều khiển tướng sĩ năm
dinh : Bình Khương (Khánh Hòa), Bình Thuận, Trấn Biên (Biên Hòa, Bà
Rịa), Phiên-trấn (Gia Định) và Long Hồ (Mỹ Tho, Vĩnh Long). Ông thẳng
đường nào Nam, đến đâu cũng lập dinh trại, kén sĩ tốt, trù bị cho nhiều để
làm kế khai thác. Ông đệ sớ về triều, tỏ bày mưu lược, hiến kế « tàm thực »
(tằm ăn dâu), cương quyết nguyện hứa sẽ hoàn thành xong sứ mạng nhà vua
giao phó. Võ Vương sẵn lòng chấp thuận, tán trợ sách lược ấy, cho Ông
được toàn quyền hành động. Chúa sáng tôi tài, việc chi mà chẳng được ?
Thật là minh quân lương tướng tao phùng. Cơ hội ngàn năm một thuở đun
đẩy Nguyễn Cư Trinh với nhiều ưu thế thắng lợi, cố nhiên Ông cảm thấy
phấn khởi thành toàn chí nguyện biết bao nhiêu.
Huống chi, đã gặp chúa sáng biết tài mà tín nhiệm uỷ thác trọng trách,
lại khi vào Nam tiếp xúc với vị Đô Đốc trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ vẫn là
trang lỗi lạc phi thường, bảo sao Nguyễn Cư Trinh chẳng thành công trên
đường nhiệm vụ.
Xuyên qua việc tương đắc giữa hai trang lương đống anh tài Nguyễn
Cư Trinh – Mạc Thiên Tứ hội ngộ nơi miền Nam, đủ nhận thấy thời kỳ này
miền Nam thạnh phát đến ngần nào : đặc biệt là miền Tây (Cần Thơ) vùng
Hậu Giang hẳn được khuếch trương nông nghiệp đến mức tối đa, để biến
miền Tây dần dần thành trung tâm lúa gạo như hiện thời.
Ấy là giai đoạn thứ hai, Cần Thơ chuyển mình vượt tiến trên đà khai
thác triệt để tài nguyên, dưới sự điều khiển sáng suốt của những nhà ái quốc
thời ấy trong đó có Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Cư Trinh. Cả hai vừa đồng
chí đồng tâm lại vừa đồng tài đồng sức. Giao vận mạng miền Nam cho