dân gian phải đổi y phục, ăn mặc cho văn vẻ nhu nhã hơn xưa. Chia lãnh
thổ ra làm 12 dinh :
1. Chính dinh (Phú Xuân)
2. Cựu dinh (vùng Ái Tử)
3. Quảng Bình dinh
4. Võ xá dinh
5. Bố chánh dinh
6. Quảng Nam dinh
7. Phú Yên dinh
8. Bình Khương dinh (đất Chiêm Thành)
9. Bình Thuận dinh (đất Chiêm Thành)
10. Trấn Biên dinh (miền Nam)
11. Phan Trấn dinh (miền Nam)
12. Long Hồ dinh (miền Nam)
Riêng phủ Quảng Ngãi và phủ Qui Nhơn ở miền Trung thì trực thuộc
Quảng Nam dinh ; đất Hà Tiên ở miền Nam thì đặt thành trấn.
Năm sau (Ất Sửu 1745) Ngài cho mua kẽm bên Âu-Châu về chế ra
thêm thứ tiền kẽm. Thế là về mặt tiền tệ, dân nước xài hai thứ tiền : tiền
đồng và tiền kẽm.
Mọi ngành sanh hoạt vào thời kỳ này được phát triển đồng đều, nhất là
nông nghiệp và thương nghiệp khuếch trương, sung-mậu phồn thạnh, tạo
cho nhân dân an hưởng được cuộc sống thái bình thạnh-trị.
Gặp hoàn cảnh thuận tiện như thế, trong Nam dưới sự lãnh đạo của vị
Đô đốc tài ba như Mạc Thiên Tứ, vùng Trấn Giang tự nhiên cũng được lợi
thế phát triển mạnh.
Hơn thế nữa, để hoàn thành công cuộc Nam tiến, đôn đốc các cấp thừa
hành ở từng địa phương cần khai thác triệt để các vùng đất phì nhiêu ở miền