CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 24

III. PHONG DINH TRONG CƠN SÓNG GIÓ

TÂY-SƠN NGUYỄN-CHÚA TRANH HÙNG

Đánh dẹp ngoại xâm khó, nhưng bình-định nội loạn cũng chẳng phải

dễ ! Đất nước bị nạn ngoại xâm là thảm họa cho dân chúng, nhưng thê thảm
hơn nữa là cảnh đồng chủng tương tàn vì tranh chấp quyền vị. Suốt thời kỳ
chúa Nguyễn Ánh và binh Tây Sơn đánh đuổi nhau trong Nam, cho đến khi
non sông thống nhất, trải hơn 26 năm (1777-1802) khói lửa đã dập vùi
xương máu dân chúng miền Nam nhiều vô số kể, điêu tàn thảm khốc nhất là
dân chúng miền Tây. Nào Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Cà Mau lần lượt
biến thành bãi chiến trường kinh khủng. Nơi đâu có dấu vết Nguyễn Ánh
thì ở đấy có cuộc xung sát với Tây Sơn.

Đặc biệt mở màn cho những trận thư hùng ghê rợn giữa Tây Sơn và

Nguyễn Ánh sau này, Cần Thơ

2

trước đó còn phải trải qua nạn binh Xiêm

đánh phá. Ấy là việc xảy ra trong năm Nhâm Thìn 1772. Vua Xiêm là Phi
Nhã Tân xua binh sang đánh cướp Hà Tiên. Đô đốc Mạc Thiên Tứ dàn quân
chống cự quyết liệt. Binh Xiêm ồ ạt tấn công. Thành trì thất thủ, dân chúng
trong thành đều bị giết hại cả. Mạc Thiên Tứ lui giữ Cần Thơ.

Nhờ trước kia đã tiên liệu dự phòng, nên các đồn lũy ở Cần Thơ đủ để

họ Mạc nương tựa mà ngăn chống. Binh Xiêm từng đợt tràn tới Cần Thơ
đều bị Thiên Tứ đuổi ra khỏi vùng. Tuy nhiên, sinh mạng và tài sản dân
chúng chẳng khỏi tổn thất nặng nề.

Vừa yên giặc Xiêm, lại đến chuyện chúa Nguyễn chạy vào Nam. Tin

chúa Nguyễn bôn ba tẩu quốc đưa đến Cần Thơ, dân chúng lại một phen
thắc thỏm lo âu. Vì người người đều cảm thấy tình hình bất ổn, sớm muộn
ắt phải vương họa binh đao thảm khốc nữa chớ chẳng không.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.