Đất Hà Tiên bấy giờ đang ở trong tình trạng tái thiết, vì binh Xiêm đã
tàn phá dữ dội nên Mạc Thiên Tứ đóng bản dinh ở Cần Thơ (Trấn Giang).
Năm Ất Tỵ 1775, được tin Chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần đã thật
sự vào Nam, đóng binh ở Gia Định, Mạc Thiên Tứ lập tức từ Cần Thơ
thẳng lên đấy bái yết chúa Nguyễn, nguyện tận tâm tận lực ủng hộ. Chúa
Nguyễn cảm động tin cậy nơi Ông, tấn phong Ông làm Quốc lão Đô đốc
Quận công. Ông bái trở về Cần Thơ, hiệu triệu dân chúng xướng nghĩa,
cùng nhau sẵn sàng hy sinh cho Nguyễn chúa.
Tây Sơn kéo vào Nam giao chiến, chiếm lấy Gia Định. Chúa Nguyễn
chạy xuống Cần Thơ, rồi thẳng đường chạy luôn xuống Cà Mau. Mạc Thiên
Tứ ra sức chống ngăn Tây Sơn chẳng nổi, đành chạy theo bảo vệ chúa
Nguyễn. Con Mạc Thiên Tứ là Mạc Tử Sanh chống nhau với Tây Sơn nơi
Cần Thơ, đương đầu nhiền trận kinh hồn. Cuối cùng sa cơ, Tham tướng
Mạc Tử Sanh bỏ mình (khoảng rạch Tham tướng, cầu Tham tướng ở Cần
Thơ hiện giờ, dấu vết Mạc Tử Thiên vì nghĩa liều mình)
Đinh Dậu, Tây Sơn tiến binh thẳng xuống Cà Mau, bắt sống được chúa
Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (Duệ Tông), áp giải về Gia Định hành
quyết. Người cháu của chúa Định Vương là Nguyễn Ánh thay nắm binh
quyền. Mạc Thiên Tứ vẫn trung thành cùng chúa Nguyễn, tách mình sang
Xiêm cầu viện, chẳng quản gì hiềm khích cũ khi binh Xiêm đã tàn phá Hà
Tiên, Cần Thơ. Bởi thế, Thiên Tứ lâm nguy ở đất Xiêm vì bị vua Xiêm là
Phi Nhã Tân nghi ngờ, bạc đãi. Thiên Tứ phẫn uất, tự sát trên đất nước
người.
Mất Mạc Thiên Tứ và Mạc Tử Sanh, chúa Nguyễn Ánh mất trang
rường cột, khá đau xót và đáng ngại cho bước tiến trình của mình. Tuy
nhiên, anh hùng hào kiệt trong Nam bấy giờ hầu hết đều đứng về phe ủng
hộ chúa Nguyễn. Đó là sự an ủi và khích lệ nhiều cho chúa Nguyễn vững
lòng phấn đấu. Và đó là công trình tuyên truyền cho hiệu quả của Nguyễn
Cư Trinh và Mạc Thiên Tứ khi trước vậy.