tài nho-nhã vào bậc nhất trong thời ấy. Vào tướng văn, ra tướng võ, Mạc-
thiên-Tứ (cũng gọi là Mạc-thiên-Tích) oai danh lừng lẫy, xa gần hoài phục.
Ngồi trấn nhậm Hà-Tiên với chức vụ Đô-đốc, Ông xếp đặt xong cuộc trị an,
lại còn chú trọng về mặt phát-triển văn-hóa, thiết-lập tao-đàn « Chiêu-anh
các », nhóm họp các sĩ-phu văn-học xướng-họa thi-ca, thảo-luận kế-sách
giáo-dục quần-chúng, gây nên học-phong sĩ-khí tốt-đẹp vô cùng.
Mạc-thiên-Tứ hết lòng mở mang đất Hà-tiên thế nào, thì ông cũng tận
tụy xây-dựng vùng Trấn-giang (Cần-thơ) như thế ấy. Ông đã sáng suốt nhận
định tình-hình, xem Trấn-giang là một vị-trí chiến-lược làm hậu-thuẫn cho
Hà-Tiên, nên Ông hằng lo lắng xếp đặt cho Trấn-giang ngày càng phát-triển
tốt đẹp về mọi mặt. Cho nên, dưới sự chăm-sóc của Ông, Cần-thơ bấy giờ
cũng đã có tiếng là đất văn-vật chẳng kém gì Hà-tiên bao nhiêu. Một bằng
chứng là khi Hà-tiên lâm nguy vì binh Xiêm công phá (năm Nhâm-thìn
1772), Ông lui ngay về Trấn-giang mà nương tựa, chờ cơ quật-khởi. Và
chính con Ông là Tham tướng Mạc-tử-Sanh cũng đã gởi xác nơi vùng Trấn-
giang trong cơn binh cách, mà khoảng cầu Tham tướng ở Cần-thơ ngày nay
là di tích còn lưu để (ở đoạn sau chúng tôi sẽ ghi chép rõ hơn về đoạn lịch-
sử vị Tham tướng họ Mạc này).
Những chỗ Mạc-thiên-Tích và con là Mạc-tử-Sanh đã đốc-xuất dân
quân xây dựng tiền đồn để phòng thủ, cho đến đời vua Minh-Mạng hãy còn
dùng đến, tới năm thứ 16 (Giáp-ngọ 1834) mới bỏ đi.
Nơi nào có dấu vết họ Mạc mở mang, nơi ấy thường tấp-nập dân cư
vui nghiệp. Nhà cửa phố xá kiến thiết khang trang. Cuộc thương-mại thạnh-
vượng. Nền kinh-tế vững-chãi, trình-độ văn hóa của dân chúng được nâng
cao.
Nhóm « Chiêu-anh-các » do Mạc-thiên-Tứ thành-lập, ngoài 32 nhân-
vật ưu-tú của Hà-tiên trong đó thành phần gồm có người Việt và người Tàu,
ai nấy thảy đều là trang tài tuấn, hào hoa phong-nhã. Cho đến các vị đại-