CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 165

Tiếng đồn vang xa. Tên tuổi ông thầy Trung được người người khâm

phục. Viên Chánh Tham biện Nicolai cũng thời thường thăm viếng thầy
Trung, giúp đỡ tận lực những gì mà ông thầy Trung cần.

Suốt mấy mươi năm, ông thầy Trung cứu dân độ thế, không phụ lòng

một ai đến nhờ cậy việc gì. Xa gần đều kính mộ.

Một hôm, biết mình sắp từ biệt cõi đời, ông bảo các con cháu : « Hãy

đi lo sắm các đồ hậu sự cho ta ngay ! »

Con cháu ngạc nhiên nhao nhao hỏi : « Sao thế ba ? ». « Trong mình

ông đau yếu ra sao ? »

Ông khoát tay : « Đừng hỏi rộn. Cứ đi sắm cho ta một cổ thọ, giở nắp

để sẵn đó ».

Các con cháu không dám hỏi han gì thêm, tuân lời làm y theo.

Đến giờ, ông thản nhiên vào nằm trong cỗ quan tài, dặn con cháu : «

Thấy hơi thở của ta tuyệt, hãy liệm ngay ».

Ông đang mạnh dạn như thường, thế mà vào nằm trong quan tài, phút

chốc đã tắt thở, lìa cuộc đời một cách bình thản khác thường.

Con cháu ông cho an táng tại trước tòa án Cần Thơ, sau nhà nước mở

rộng châu thành nên thân nhân cải táng đem về rạch Cái Da mé bên tả ngạn
rạch Cần Thơ.

Ngày ông lìa đời, con sấu cụt đuôi của ông nuôi lội vô rạch Tham

tướng (là chỗ khi xưa Tham tướng Mạc Tử Sanh bỏ mình trong trận chống
Tây Sơn), rồi ít lâu cá sấu đi mất. Cá hô ông nuôi cũng thường tới lui quanh
rạch vùng mộ ông, rồi sao cũng trở về biển cả. Hai con vật linh dường như
tưởng niệm ông, đi theo ông ở thế giới vô hình nào.

Câu chuyện ông thầy Trung mà chúng tôi vừa thuật trên đây, các vị bô

lão ở Cần Thơ từng biết rõ, người đời còn nhắc mãi với niềm khâm phục,
tiếc khó thấy một nhân vật phi thường như thế. Chính ông Nguyễn Văn Giai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.