CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 172

ra thiết nghĩ chúng ta cũng nói lên tấm lòng yêu quí mảnh đất quê hương
của chúng ta, đánh dấu thêm một đoạn đường đã trải qua. Các ông nghĩ sao
? »

Ai nấy đều tán thành ý kiến hay. Quan Tri phủ nói tiếp : « Cuộc đất của

chúng ta đang ở rất tốt. Con rạch thì nguồn nước chảy uốn khúc như rồng
nằm, miệng ngậm trái châu là cồn án ngang rạch. Lại có bốn chân : hai chân
trước là hình thế rạch Ngã tư lớn và Ngã tư bé ngang nhau ; hai chân sau là
rạch Miễu Ông và rạch Cả Tắc ngang nhau. Cái đuôi uốn khúc nằm vắt qua
làng Giai Xuân. Địa hình địa cuộc đã trổ ra như thế, tôi muốn đặt tên làng
lại là Long Tuyền. Quý chức đồng ý chăng ? »

Cai tổng Lê Văn Noãn nối lời phát biểu ý kiến : « Hai chữ Long Tuyền

thật đầy đủ ý vị. Nhưng hai chữ Bình Thủy cũng khá hay. Ý tôi muốn giữ
lại cái tên Bình Thủy cho chợ nầy, và dùng hai chữ Long Tuyền để chỉ toàn
xã thì chẳng gì bằng ».

Mọi người đều vỗ tay khen vang dậy. Sau cuộc luận bàn, một mặt quan

Tri phủ thông tri cho các xã, các ấp đều biết việc đổi tên làng, một mặt họp
cùng thân hào nhân sĩ chung lo kiến thiết vùng đất thân yêu. Nhất là việc
xây cất đình Bình Thủy, góp công, góp của đáng kể có ông huyện La Xuân
Thạnh và con là La Thành Cơ, bà Đặng Thị Viết – Thân mẫu của ông
hương cả Nguyễn Doãn Cung thì hiến đất cất đình.

Đang lúc cuộc chỉnh trang Bình Thủy – Long Tuyền xúc tiến tốt đẹp,

bỗng dưng quan Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận qua đời trong năm Giáp Thìn
1904. Tuy nhiên, ý kiến ông về việc đặt tên làng là Long Tuyền, đến nay địa
danh Bình Thủy – Long Tuyền vẫn còn ghi tạc.

HUYỆN VĂN – HUYỆN VÕ : HAI DANH TỪ THÚ VỊ TRONG TỈNH
CẦN THƠ XƯA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.