CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 171

Một viên hầu cận nhìn xem địa thế, khẽ bẩm : « Nơi khoảng xa xa kia

có chỗ yên lặng, cho thuyền đến đó núp gió ắt an toàn ».

Cụ Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt nghe theo, truyền quân chèo thuyền đi

ngay vào vàm rạch ấy.

Nhìn kỹ ngọn rạch yên lặng như mặt nước hồ thu, xem ra có long cuộc,

cụ Tuần phủ bèn cho gọi dân quanh vùng đến gạn hỏi. Các vị bô lão đến
ứng hầu rất đông. Cụ Tuần phủ nói : « Chỗ nầy cảnh vật lâu nay ra sao ? »

Các bô lão bẩm : « Ngọn rạch thường yên lặng, không hề có sóng to

gió lớn. Hoa màu thạnh vượng. Dân lạc nghiệp an cư. Ấy cũng nhờ đức
hoàng ân được thái bình ».

Cụ Tuần phủ khen thầm địa thế như rồng nằm, nghiêm trang tuyên bố :

« Nay ta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự. Vậy ta đặt
tên cho chỗ nầy là Bình Thủy ».

Cái tên Bình Thủy còn giữ đến ngày nay, xuất xứ từ giai thoại trên đây.

Rồi đó, cụ Tuần phủ dâng sớ tâu với triều đình, vua Tự Đức mới ban

sắc phong thần cho đình Bình Thủy.

Đến năm Mậu Thân 1908, cảnh sắc Bình Thủy đã được tô điểm thêm,

duyên dáng quyến rũ lòng du khách.

Vị Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận và Cai tổng Lê Văn Noãn khi ấy đều là

người quê quán ở Bình Thủy, động niềm yêu quê hương tha thiết, càng
gắng gổ mưu sự tốt đẹp cho dân. Nào lo xây dựng đình thần mới, nào mở
mang thêm chợ búa, đường sá. Hai ông lại cho mời đông đủ thân hào, nhân
sĩ nhóm họp tại công sở, bàn việc đổi tên làng.

Trong bầu không khí nghiêm trang nhưng không thiếu vẻ thân mật

nồng nàn, Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận lên tiếng : « Khi xưa, quan Tuần phủ
Huỳnh Mẫn Đạt vì nhận xét thấy địa thế này tốt đẹp, yên lành, nên đã đặt
cho một cái tên Bình Thủy. Đời càng văn vật thì phong khí càng mở mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.