CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 256

BẾN NINH KIỀU NGÀY NAY

Khoảng năm 1954, xóa bỏ hết tàn tích thực dân, triệt hạ những cây sao

bóng mát, tấm bảng mang tên Quai de Commerce đổi lại là bến Lê Lợi. Rồi
dần dần chỉnh trang thành phố, sửa đổi bộ mặt bến sông.

Trước kia, xuồng ghe thương hồ đậu tấp nập dài suốt bến, tạo thành

bến chợ hơn là bến dạo mát. Chính quyền bèn dành riêng một khoảng bến,
sắp đặt phong quang mỹ thuật, làm nơi du khách thỏa tình hứng gió, ngắm
cảnh. Bến rộng 14 thước, dài 440 thước, một đầu là căn cứ Hải quân, một
đầu là chợ Cần Thơ. Một vườn chơi trẻ em xinh xắn nằm gần căn cứ Hải
quân.

Ngày 4 tháng 8 năm 1958, ông Bộ trưởng Nội vụ là Lâm Lễ Trinh từ

thủ đô xuống chủ tọa cuộc lễ khánh thành, đặt tên là bến Ninh Kiều.

Vì con đường nằm dọc theo bến mang tên là Lê Lợi, nên đặt tên bến là

« Ninh Kiều » để kỷ niệm công một chiến tích oai hùng của Bình Định
Vương Lê Lợi tại bến Ninh Kiều, ở đất Bắc thuở xưa. Trận đánh ở bến Ninh
Kiều, Tụy Động, Lê Lợi đã khiến quân Minh kinh hoàng khiếp phục :

« Tụy-Động thây phơi đầy đất

Ninh Kiều máu chảy thành sông »

Mang tên kỷ niệm một chiến tích oai hùng cũng như những tên bến

Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, nhưng bến Ninh Kiều có sắc thái
riêng, vẻ đẹp riêng. Những tảng đá xanh cấu kết tạo thành bờ sông kiên cố.
Những cây chà là với các tàu lá nhô ra như ngọn mấy cây dừa kiểng. Lá cây
màu vàng, sắc vàng quý phái, trang điểm cho nét đẹp về chiều. Dọc bến có
chừa một lề đường cho du khách thả rong theo bờ sông nhìn nước Hậu
Giang in bóng trăng rằm trong mát. Một hàng băng đá để du khách nghỉ
chân, mắt hướng về phía bên kia sông : Xóm Chài le lói ánh đèn dầu, yên
tĩnh và bình thản, xa hơn, cù lao Bần lờ mờ trong màn đêm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.