CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 29

IV. PHONG DINH TRONG THỜI CẬN KIM

Vừa trải họa xâm lăng do binh Xiêm gây hấn (Nhâm Thìn 1772), lòng

dân còn chưa hết hãi hùng, thì lại vương cảnh nội loạn Tây Sơn cùng
Nguyễn chúa tranh giành (Đinh Dậu 1777), dân chúng Trấn Giang (Cần
Thơ) điêu đứng khôn xiết kể ngót mấy mươi năm. Kịp khi Nguyễn Ánh
thống nhất non sông, lên ngôi đế tức Gia Long, đất nước mới thấy lại cảnh
thanh bình.

PHONG DINH DƯỚI TRIỀU GIA LONG

Gia Long năm thứ 2 (Quý Hợi 1803), định lại dư đồ, đổi địa giới dinh

Long Hồ là dinh Hoằng Trấn, rồi đổi gọi là Vĩnh Trấn, đến năm Gia Long
thứ 7 (Mậu Thìn 1808), lại đổi làm trấn Vĩnh Thanh, dưới quyền cai trị của
quan Trấn Thủ, Hiệp Trấn và Tham Hiệp. Vùng Cần Thơ bấy giờ trực thuộc
trấn Vĩnh Thanh, phủ Định Viễn.

Gia Long năm thứ 12 (Quý Dậu 1813), cắt đất phân ranh lại, lập thêm

huyện Vĩnh Định là vùng phì nhiêu nhất. Cần Thơ khi ấy tức là huyện Vĩnh
Định, vẫn trực thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.

Năm sau, Gia Long thứ 13 (Giáp Tuất 1814), vùng huyện Vĩnh Định

(Cần Thơ) được đặc biệt quan tâm nhất. Các quan địa phương đốc suất nhân
dân mở mang đường sá, xây cất chợ búa phố phường, việc buôn bán càng
ngày càng phồn thịnh, dân tứ xứ kéo đến định cư lập nghiệp ngày một thêm
đông đúc.

Vùng Cần Thơ khi xưa đất đai như thế nào ? Cứ xem một đoạn tả cảnh

con sông Cần Thơ vào khoảng đời Gia Long – Minh Mạng, chúng ta sẽ ý
thức được một vài tình trạng sinh hoạt của dân cư Cần Thơ thuở ấy :

« Sông Cần Thơ ở phía Đông huyện Phong Phú 3 dặm, bờ phía Tây

Hậu Giang, rộng 4 trượng, sâu 2 trượng rưỡi. Bờ phía Tây sông nầy có cựu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.