CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 31

PHONG DINH DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG

Đầu thế kỷ XIX, dưới triều Gia Long, như chúng ta đã rõ, Cần Thơ là

vùng huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, thuộc trấn Vĩnh Thanh. Kinh tế
thịnh vượng, dân cư đông đúc.

Đến năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn 1832), trấn Vĩnh Thanh đổi

tên là trấn Vĩnh Long, phân hạt gọi là tỉnh Vĩnh Long, đem hai huyện Tuân
Nghĩa, Trà Vinh, nguyên thuộc phủ Lạc Hóa (trước trực thuộc thành Gia
Định) nay thuộc tỉnh Vĩnh Long, còn hai huyện Vĩnh Định (tức Cần Thơ
xưa), Vĩnh An và đạo Châu Đốc cải thuộc tỉnh An Giang, và lập thêm
huyện Vĩnh Trị, thuộc phủ Định Viễn. Xem thế, ta nhận thấy Cần Thơ bấy
giờ (huyện Vĩnh Định) đã tách ra khỏi Vĩnh Long, mà thuộc về tỉnh An
Giang, và thuộc phủ Tân Thành chớ không thuộc phủ Định Viễn như trước.

Năm Minh Mạng thứ 20 (Kỷ Hợi 1839), vùng đất Cần Thơ lại mang

tên là huyện Phong Phú, thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, gồm có 3
tổng, 31 xã thôn.

Thời kỳ nầy, Cần Thơ (huyện Phong Phú xưa) càng thêm phồn thịnh.

Về hành chánh, huyện trị ở địa phận thôn Tân An, châu vi 50 trượng, trồng
rào tre. Viên tri huyện coi sóc toàn huyện. Đầu tỉnh thì có quan Tổng đốc,
một vị Bố chánh và một vị Án sát. Tổ chức hành chánh ở các tổng, xã đủ để
đảm bảo an ninh cho dân chúng.

Về mặt quân sự, ngoài những đồn, bảo, đặt rải rác ở những vùng quê,

nơi tỉnh lỵ và huyện lỵ thì có những đồn bót lớn hơn gọi là Thủ, có nghĩa là
cơ sở phòng thủ nghiêm ngặt vững chãi. Thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ) ở về
bờ phía Tây Hậu Giang thiết lập từ năm Kỷ Dậu 1789, đến khi Nguyễn Ánh
lên ngôi tức vua Gia Long, vì giang san đã thống nhất, nên tạm thời Thủ sở
Trấn Giang này bãi bỏ. Đến đời Minh Mạng, vì có nhiều biến cố dồn dập,
Thủ Trấn Giang tái thiết hẳn hoi. Đồng thời Thủ sở Trấn Di (miền Bắc Bạc
Liêu) cũng tái thiết để ngừa nội loạn và ngoại xâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.