CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 32

Ở bờ phía Tây Hậu Giang có thủ Trấn Giang hay Đông Xuyên, giao

liên chặt chẽ với thủ Trấn Di, thì ở bờ phía Đông Hậu Giang có những đồn
Vĩnh Hùng, Thuận Tấn, Cường Uy. Và ở Xao Châu (phía Bắc cửa biển Mỹ
Thanh) có đặt binh lính đóng giữ cực kỳ hùng hậu.

Khoảng năm Quý Tỵ (1833) xảy ra cuộc Lê Văn Khôi gây biến loạn,

sau khi quân của Lê Văn Khôi bị binh triều phá vỡ, tàn quân chạy xuống
miền Tây, vùng Phong Phú (Cần Thơ) và Trấn Di (Bạc Liêu) bị rối loạn
không ít. Hơn nữa triều đình lùng bắt dư đảng Lê Văn Khôi, nhất là những
người Hoa Kiều có dính líu, ẩn náu ở Cần Thơ, Bạc Liêu

7

khiến lòng dân

xôn xao náo động.

Tuy nhiên, qua cơn sóng gió, trời yên bể lặng như thường. Huyện

Phong Phú vẫn là vùng đất có tiếng thạnh trị, an ninh hơn khắp mọi vùng ở
miền Tây lúc bấy giờ.

Về mặt thương mại, có ba ngôi chợ được thiết lập, rất trù phú : chợ

Sưu ở gần bến sông Cần Thơ, chợ Tân An ở gần bến sông Bình Thủy và
chợ Thái An Đông ở gần sông Ô Môn.

CẦN THƠ VỚI CHÚA NGUYỄN TRONG KHI TẨU QUỐC

Nơi phần đầu, trình bày lịch sử tỉnh Cần Thơ, chúng tôi đã nói sơ lược

về cuộc Tây Sơn – Nguyễn chúa tranh hùng, mà Cần Thơ từng là bãi chiến
trường đẫm máu. Để quý bạn đọc có ý niệm rõ ràng hơn nỗi đau thương của
dân chúng Cần Thơ trong cơn khói lửa từng chập từng hồi ấy, chúng tôi xin
ghi thêm tỉ mỉ những cảnh binh đao diễn tiến, biết bao dấu vết tang thương
mà Tây Sơn, Nguyễn chúa, Cao Miên lưu để trên mảnh đất Cần Thơ hơn
một thế kỷ qua.

Bắt đầu từ năm Đinh Dậu 1777, Tây Sơn tấn công mãnh liệt, chiếm lấy

Sài Gòn lần thứ hai, (lần thứ nhất vào năm Bính Thân 1776) do chính Bắc
Bình Vương Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy đại đội hùng binh. Chúa Định

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.