CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 38

Khói lửa lại bao trùm vùng Cần Thơ, Ba Láng, Phong Điền. Cơn ly

loạn xiết bao điêu đứng thảm khổ dân tình. Chẳng bao lâu Đinh Sâm bị
quân Pháp và đội binh mã tà (như đám thân binh thời gần đây) do Trần Bá
Lộc chỉ huy dẹp tan dưới bạo lực đàn áp dã man khốc liệt !

Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống Đốc Nam kỳ lại ra nghị định, sáp

nhập Phong Phú (Cần Thơ) với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa
tỉnh Vĩnh Long lập Tòa Bố tại Trà Ôn.

Nhưng tình thế vẫn không yên. Nhiều nơi trong tỉnh vẫn vùng lên

chống đối. Đối phó với nghĩa quân, nhà cầm quyền người Pháp càng thẳng
tay đàn áp, dùng sức mạnh súng đạn làm phương tiện để mong chinh phục
lòng người, để ổn định cho kỳ được guồng máy hành chánh theo như ý thực
dân.

Tòa Bố thiết lập tại Trà Ôn để điều khiển các cơ cấu cai trị khắp vùng

Phong Phú (Cần Thơ), đặt dưới quyền kiểm soát của một viên quan Pháp,
chỉ được một năm thì phải dời về đặt ở Cái Răng (hiện giờ là quận lỵ Châu
Thành, cách tỉnh lỵ Cần Thơ Phong Dinh 6 cây số). Rồi do Nghị định của
Soái phủ Sài Gòn, ngày 23 Février 1876, vùng Phong phú lập thành tỉnh,
mang tên Cần Thơ. Tòa Bố (Hành chánh) đặt tại tỉnh lỵ Cần Thơ, Trà Ôn
thì trở thành quận.

Viên quan Pháp đầu tiên trấn nhậm tỉnh Cần Thơ là Đại úy Nicolai,

chức Tham biện hạng nhì. Đại úy Nicolai ngồi chức Chánh Tham biện (tức
như Tỉnh trưởng bây giờ), Cần Thơ ngót 10 năm, khai thác đất đai, mở rộng
đường xá, xây cất chợ búa.

Tuy nhiên, sĩ phu miền Tây vẫn còn một số đông bất phục. Nhưng

trong tình trạng khôn bề chống đối, các sĩ phu giữ tiết tháo đành sống đời
ẩn dật. Trong số nầy đáng kể có : Cử Trị (Phan Văn) lánh thân ở Phong
Điền, cụ Thủ khoa Nghĩa (Bùi Hữu) ở Bình Thủy, Long Tuyền. Cho đến vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.