mưu túc kế, văn võ kiêm toàn, binh pháp siêu nhân, quân kỷ nghiêm minh,
bách chiến bách thắng, tiếc rằng vận nước cam chịu cảnh ngửa nghiêng,
nên trời khiến cho Nguyễn Huệ phải mất sớm đi, giang sơn nầy rơi vào tay
Nguyễn Ánh.
Thay vì lúc bấy giờ Nguyễn Huệ còn sống nắm vững cơ đồ giữ nền độc
lập tự chủ, mở mang bờ cõi lan rộng đến hai tỉnh Quảng Đông và Quảng
Tây, dư đồ Việt Nam lớn biết là bao. Nước Việt Nam sẽ trở nên một nước
hùng cường, góp mặt cùng năm châu thế giới, chưa chắc có gót chân ngoại
bang nào xâm chiếm được.
Qua phần lịch sử của Nguyễn Ánh, trên đường dong ruổi vào Nam, đặt
chân lui tới đất Cần Thơ nầy nhiều lượt, như đã trình bày, chúng tôi lấy làm
chua xót vô cùng, không muốn nhắc lại nhiều e tủi hổ vong linh người trung
liệt, và chẳng những thế hệ trẻ ngày nay cũng không muốn gợi câu chuyện
Gia Long thêm nhiều, vì lẽ đó mà chúng tôi không đi sâu vào chi tiết, xin
bạn đọc thứ lỗi cho.
PHONG DINH DƯỚI TRIỀU TỰ ĐỨC VÀ THỜI PHÁP THUỘC
Trải các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, miền Nam nước
Việt vẫn chia làm 6 tỉnh, nên dân gian thường quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh.
Cho đến thời Pháp thuộc, dẫu người Pháp đã chia đất miền Nam nầy (gọi là
Nam Kỳ) làm 20 rồi 21 tỉnh, dân gian vẫn quen gọi Nam kỳ là lục tỉnh. Ấy
là :
Biên Hòa (miền Đông)
Gia Định (miền Đông)
Định Tường (miền Đông)
Vĩnh Long (miền Tây)
An Giang (miền Tây)
Hà Tiên (miền Tây)