CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 35

dinh ở Nước Xoáy. Và cũng từ đây Tây Sơn suy yếu, lần lượt bị binh chúa
Nguyễn đánh bật khỏi miền Tây. Đến tháng 8 năm Mậu Thân (1788) chúa
Nguyễn khắc phục Sài Gòn, giữ vững mãi, cho đến năm Nhâm Tý (1792)
thì bắt đầu tiến ra đánh miền Trung, Bắc.

Rồi từ Nhâm Tý (1792) mãi đến 9 năm sau, ngày mồng 3 tháng 5 năm

Tân Hợi, chúa Nguyễn mới khắc phục được kinh thành Huế, thống nhất non
sông. Đoạn sắp đặt trị an thêm một năm nữa, đâu đó đã yên, ngày mồng 2
tháng 5 năm Nhâm Tuất 1802, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi tức vua Gia Long
(miếu hiệu Thế Tổ Cao hoàng đế).

Duyệt lại bước đường lưu vong của Nguyễn Ánh khi bôn ba tẩu quốc,

như chúng tôi đã trình bày trên đây, trong mấy năm Đinh Dậu 1777, Giáp
Thìn 1784 và Đinh Vị 1787, Cần Thơ đã trải qua tất cả bốn thời kỳ chúa
Nguyễn đồn trú, và là bãi chiến trường lắm lúc hãi hùng. Khủng khiếp nhất
là loạn tướng Cao Miên Ốc Nha Long đã theo Tây Sơn, thừa gió bẻ măng,
tàn hại dân chúng khôn xiết kể !

Thà rằng bị họa ngoại xâm, dân nước dầu tuôn đổ bao nhiêu máu đào

xương trắng để cứu nước tưởng cũng chẳng đau lòng. Duy những cảnh nội
chiến rùng rợn, tạo cơ hội cho ngoại bang nhúng tay vào gây thêm tang tóc,
thật não nùng !

LỜI CẢM NGHĨ

Chúng tôi đã trình bày qua phần lịch sử và tổng kết câu chuyện

Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, cống hiến chư độc giả tìm hiểu phần nào
về hai nhân vật Gia Long và Nguyễn Huệ, hai vị cũng vì gấm vóc giang sơn
nầy mà tranh dành ảnh hưởng, làm cho xứ sở điêu linh, nhơn dân đồ thán,
gây cảnh núi xương sông máu diễn ra trên đất Việt. Lịch sử hằng chứng
minh tỏ rõ.

Đứng về khách quan mà nhận xét, so sánh giữa hai nhân vật, Nguyễn

Huệ một trong những anh hùng của dân tộc, một trang lỗi lạc tài ba, đa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.