CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 37

Do Hòa ước ngày 5 Juin 1862, miền Nam bị đặt dưới quyền đô hộ của

Pháp. Nhưng sĩ phu miền Nam há dễ chịu ép một bề ? Lần lượt sĩ phu miền
Nam đứng lên phản kháng, hoặc đem bút lưỡi mà khích động dân tâm tranh
đấu, hoặc lấy sắt máu mà chống chọi với cường quyền bạo lực. Nhóm sĩ
phu đánh giặc bằng bút, có : Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn
Văn Lạc v.v… Nhóm lấy sắt máu đánh đuổi kẻ tham tàn, có : Trương Định
ở Gò Công, Đỗ Đình Thoại, Nguyễn Duy Dương ở Đồng Tháp Mười,
Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho v.v…

Riêng về miền Tây, từ sau ngày 25 Juin 1867 (năm Đinh Mão) là ngày

ba tỉnh miền Tây Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên đều đã lọt vào tay quân
Pháp, sĩ phu miền Tây cũng oanh liệt chống cự. Nhân dân huyện Phong Phú
(Cần Thơ) từng nổi lên đánh các đồn bót do quân Pháp thiết lập. Chúng thất
điên bát đảo, tức giận phóng hỏa đốt rụi nhiều thôn xóm. Lửa loạn bao trùm
tang tóc miền Tây lúc bấy giờ !

Dần dần quân Pháp nhờ có đông đảo đám tay sai người Việt phụ tá,

chẳng hạn như Đội Lộc (sau nầy là Tổng Đốc Trần Bá Lộc), Lãnh binh Tấn
(tức Huỳnh Công Tấn) dùng uy lực đàn áp, thiết lập nền cai trị.

Ngày 1 tháng giêng năm 1868, do Nghị định Thống Đốc Nam kỳ là

Bonard, huyện Phong Phú (Cần Thơ) sáp nhập với Bai sau đặt thành một
quận, dưới quyền cai trị của một viên quan Pháp, lập Tòa Bố (Hành chánh)
tại Sa Đéc.

Lòng dân nhớ nước cũ nên hãy còn bồng bột phẫn uất, đâu dễ một

ngày một buổi mà chịu yên bề. Trong vùng Cần Thơ, vị lãnh tụ dân quân
kháng chiến đầu tiên nổi lên chống quân Pháp, chính Đinh Sâm. Để cảnh
cáo những ai sớm vội bán nước buôn dân, cam tâm làm tay sai cho giặc,
Đinh Sâm xướng nghĩa, giết ngay viên Cai tổng Định Bảo là Nguyễn Văn
Vĩnh, rồi chiếm đóng một vùng Láng Hầm (nay là vàm kinh Ba láng).

8

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.